Cam là một loại quả rất giàu dinh dưỡng, nhưng trong những tép cam căng mọng lại chứa nhiều carotine có dạng hoạt tính hiệu quả là betacarotene, một tiền chất của vitamin A. Nếu dư thừa, chất này sẽ gây vàng da. Do đó, nếu ăn quá nhiều cam, trẻ có thể sẽ mắc bệnh vàng da, đau bụng. Với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, lượng nước cam hàng ngày chỉ nên từ 100ml – 150ml, uống ngay sau khi vắt.
Đậu Hà Lan
Trong đậu Hà Lan có chứa một loại gen đặc biệt có khả năng làm cơ thể bài tiết thyroxine. Khi thiếu Thyroxine cơ thể sẽ tự động tăng bài tiết của tuyến giáp dẫn tới tình trạng thiếu hormone giáp trạng. Loại hormone này ảnh hưởng đến sự phát triển và biệt hóa các tổ chức cơ thể, nhất là xương, hệ thần kinh và cơ. Thiếu hormone giáp trạng có thể gây chậm phát triển tâm thần, vận động và thể chất. Vì thế, trẻ đang ở độ tuổi phát triển không nên ăn quá nhiều đậu Hà Lan.
Rau chân vịt
Trong rau chân vịt có nhiều oxalic acid, chất này có thể sản xuất canxi oxalate, kẽm oxalate, là hai loại muối cơ thể khó hấp thu song rất dễ bị bài tiết đi. Trong giai đoạn phát triển, trẻ thường cần nhiều canxi và kẽm, vì thế, thiếu 2 chất này sẽ không có lợi cho sự phát triển của xương và răng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ trẻ.
Trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn quá nhiều, cơ thể bé sẽ hấp thụ quá nhiều protein dẫn đến dư thừa các chất dinh dưỡng, gây béo phì. Ngoài ra, protein khó tiêu hóa, nên nếu ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng gánh nặng hoạt động cho dạ dày, gan và thận; thậm chí có thể dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng của các bộ phận này. Mỗi tuần trẻ chỉ nên ăn trứng từ 2-3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 quả.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có chứa một loại chất béo không no. Nếu trẻ ăn quá nhiều hạt hướng dương, cơ thể sẽ phải tiêu thụ một lượng lớn vitamin B để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu hóa các chất béo không no này. Trong khi đó, vitamin B lại gây rối loạn hoạt động của các tế bào gan hoặc dẫn đến mất nước. Vì thế hạt hướng dương cũng là một loại thực phẩm cần hạn chế cho trẻ ăn.
Trà
Trà có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, như kháng khuẩn thải độc, ngăn bức xạ nguyên tử, tăng tính đàn hồi của mạch máu… Tuy vậy, trà không hề tốt với trẻ em. Trong trà có rất nhiều axit tannic, khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt trong thực phẩm, gây ra tình trạng thiếu sắt. Trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, và còn làm tổn hại trí tuệ.
Nhân sâm
Hiện trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm được chế biến cùng nhân sâm, như canh nhân sâm, sữa nhân sâm, kẹo sữa nhân sâm, bánh nhân sâm, thạch nhân sâm,… Nhân sâm có thể thúc đẩy sự bài tiết hormone trong cơ thể, làm cơ thể phát triển khó dự đoán. Vì thế, trẻ ăn quá nhiều nhân sâm sẽ không tốt.
Gan
Gan có chứa lượng lớn protein động vật. Khi trẻ ăn nhiều gan, hàm lượng protein trong cơ thể tăng lên nhanh chóng. Protein tích lũy đến tuổi trưởng thành, có thể sẽ dẫn đến bệnh tim mạch.
Cá biển
Cá biển có chứa một lượng lớn nitrat dimethyl sulfoxide. Nitrat dimethyl sulfoxide vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành nồng độ cao của dimethylnitrosamine gây ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ dưới 10 tuổi ăn cá biển, thì khả năng mắc bệnh ung thư trong tương lai của trẻ sẽ cao hơn gấp 30 lần so với trẻ không ăn cá biển ở độ tuổi này.
Mỡ động vật
Trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ béo phì, giảm khả năng hấp thụ canxi nếu ăn nhiều mỡ động vật. Khi cần bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ, các bà mẹ nên chọn dầu thực vật hoặc dầu cá hồi…
Thịt nướng
Thịt trong quá trình nướng sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư như heterocyclic amines (HCAs), poly-cyclic aromatic hydrocarbon (PAH). Do đó, nếu trẻ ăn quá nhiều thịt nướng, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh ung thư.
Muối
Trẻ em không nên ăn trên 5 gam muối một ngày. Nếu trẻ ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, ung thư não…
Bài: Kiều Hạnh (tổng hợp)
Ảnh: S.T