Nhưng dẫu vậy, thay vì cay cú ăn thua, thường tôi chỉ có hai cách: một là bỏ qua, hai là bỏ đi…”
Thanh Lam đã bao giờ sợ mạo hiểm chưa?
– World music – Hóa ra nó vẫn là “người tình trong mộng” của anh sao, bằng cả một dự án lớn dành cho nó?
– Thậm chí còn không phải 1 mà là 2 dự án, hay cũng có thể nói là dự án “2 trong 1”, có tên là “Nguồn cội” – một dự án âm nhạc quy mô quốc tế của Quốc Trung cùng nhóm nghệ sĩ “Đường xa vạn dặm” và các khách mời là ca sỹ Thanh Lam, các nhạc sỹ nghệ sỹ quốc tế hàng đầu thế giới như Nguyên Lê (Pháp), Dhafer Youssef (Tunisia), Rhani Krija (Marốc)… Và “Khởi nguồn” là đêm diễn mở đầu cho dự án, sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào hôm 1/9 tới. Chưa hết, trước đó, cùng với êkíp nói trên, một album cùng tên của tôi cũng sẽ được thu thanh cùng lúc với một album mới của Thanh Lam. Hai album dự kiến sẽ phát hành trên toàn cầu vào đầu năm tới và sau đó, sẽ là các chuyến lưu diễn trong và ngoài nước. Bao nhiêu đó, tôi hy vọng sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc hướng tới tổ chức một festival world music thường niên tại Việt Nam…
– So với “Đường xa vạn dặm” thì dự án world music lần này có gì mới?
– Tôi nghĩ bản thân một dự án mới thì nó đã là mới rồi, nhất là sau bằng ấy thời gian đủ để tư duy âm nhạc trong tôi nói chung và về world music nói riêng cũng đã dày dặn hơn lên rất nhiều. Điều đáng kể nhất ở đây theo tôi là lần đầu tiên có một dự án âm nhạc quốc tế được xây dựng và sản xuất tại Việt Nam với những nghệ sỹ đẳng cấp thế giới với các thể loại âm nhạc pha trộn giữa jazz, world, electronica, traditional, experimental… Một cơ hội để âm nhạc và các nghệ sỹ Việt Nam được cọ xát, giao lưu với âm nhạc và nghệ sỹ thế giới, đồng thời giới thiệu đến khán giả âm nhạc thế giới những nét tinh hoa âm nhạc cổ truyền Việt Nam…
– Anh tính làm mới Thanh Lam bằng world music sao, có mạo hiểm?
– Vậy cách của anh là gì?
– Lựa chọn thích hợp nhất cho Thanh Lam trong dự án này theo tôi sẽ là một ca sĩ pop có hơi hướng world music, đủ để Lam không quá xa lạ với những fan trung thành của mình, nhưng ít nhiều, cũng đủ để tạo ra một Thanh Lam khác, mới mẻ hơn, không phải bằng thể loại mà bằng sự pha trộn, biến hóa. Mạo hiểm ở mức đó, tôi chắc là an toàn…
– Anh với Lam… hay nhỉ! Đã dứt được nhau rồi thì chớ! Nhưng vẻ như bây giờ cô ấy sẽ phải nghe anh hơn, vì anh đâu còn là cái bóng?
– Bóng hay không bóng thì cũng chả bao giờ ra đến “mặt tiền” đâu, vì đó đâu phải là chỗ của nhà sản xuất!
– Về lại với nhau trong âm nhạc, tới lúc này, còn không, sự “ngượng nghịu” giữa hai người?
– Bạn nghĩ là có thể cùng nhau làm bằng ấy việc trong sự ngại ngần sao, ở vào cái tuổi này? Giữa tôi và Lam thì bên cạnh con cái, những niềm vui trong âm nhạc bao giờ cũng là cái gạch nối đầu tiên và đáng kể nhất!
– Dựa vào sự gắn bó ngày càng khăng khít trở lại trong âm nhạc, có phải điều hai người muốn nói với công chúng là âm nhạc luôn có chỗ cho sự hàn gắn và đó chính là vẻ đẹp của nó?
– Chẳng cứ gì âm nhạc, mọi ngành nghề đều đẹp nếu giữa mọi người có sự tôn trọng nhau đúng mực. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng và công việc mình làm. Những đánh giá thích hay không thích với âm nhạc của ai đó là rất bình thường. Nhìn vào năng lực của một số ca sỹ và cả những học trò của họ thì chúng ta cần phải có trách nhiệm với thế hệ trẻ. Đành rằng chúng ta vẫn có nhiều ca sỹ trẻ có năng lực nhưng cũng cần khuyến khích họ phấn đấu và rèn luyện để trở thành nghệ sỹ đích thực thay vì dùng những chiêu trò để chạy theo hư danh và tiền bạc. Có như vậy, chúng ta mới có nhiều tài năng âm nhạc thật sự…
Kiếm một lời khen lúc này quá dễ, có điều…
– Nếu như biết trước The Voice, anh có nhận lời làm giám khảo Idol – vẻ như đang phải đối mặt với một vụ mùa khó khăn hơn cả?
– Tình cảm với êkíp mới là động lực quan trọng nhất trong quyết định của tôi. Cũng may là từ sau tháng 9 thì những kế hoạch cá nhân trong năm của tôi cũng đã “hòm hòm” và vãn bớt, đủ để Idol “muốn làm gì tôi thì làm”! May là Idol năm nay chỉ lên sóng tuần một lần chứ không phải tuần hai lần như năm ngoái nên thời gian của mình cũng đỡ bị “băm vụn” hơn… Còn The Voice, thì tôi cũng đã từng xem phiên bản Mỹ nên cũng đâu có lạ gì! Theo như những gì tôi đã được xem thì vòng đầu lại hấp dẫn hơn những vòng sau, không hiểu sao. Nhưng tôi cho đó cũng là lẽ thường vì mỗi chương trình có một format riêng và thể theo từng format, có cái càng về sau càng hấp dẫn, hay ngược lại…
– Điểm hấp dẫn “đáng gờm” nhất ở The Voice theo anh là gì?
– Còn của Vietnam Idol?
– Êkíp. Đừng quên là trước khi về tay BHD và ngay lập tức có một mùa vàng thành công, Vietnam Idol từng thuộc về một êkíp khác và từng trải qua hai mùa đầu khó khăn.
– Hết sức thận trọng trong những phát ngôn về The Voice cũng như nhiều “sự vụ nhạy cảm” khác trong showbiz Việt, đó là vì anh khôn hay rút kinh nghiệm từ Thanh Lam?
– Theo tôi thì giữa mọi người phải có sự tôn trọng. Tôi không lừa dối, giả tạo với nhà báo và cũng không muốn trở thành công cụ của họ.
– Thực sự, anh có nghĩ là có một “thế lực đen” trong showbiz hay không, mà công cụ đắc lực của nó là các fanclub và các comment trên mạng?
– Nếu nói vậy thì ở lĩnh vực nào cũng có những bất cập. Fanclub cũng có những mặt trái của nó, có bao nhiều lời vuốt ve cho đi thì cũng có từng đấy hòn đá ném lại, nhất là khi mà họ đến với nhau phần nhiều không bằng những cảm nhận âm nhạc mà lại bằng những sự dẫn dụ chiều chuộng khéo léo…
– Biết là “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại” thế sao anh vẫn dám dùng “con dao hai lưỡi” Facebook?
– Với tôi, Facebook thực ra chỉ là một cái chỗ để mình có thể chia sẻ một cách chủ động những mối quan tâm, suy nghĩ của mình mà không phải lúc nào cũng tiện nói ra ở các chỗ khác. Và vì thế, cũng chỉ là thi thoáng ghé chơi thôi, khi có nhu cầu…
– Vốn dĩ kiệm lời là thế mà vẻ như gần đây, Quốc Trung bỗng dưng chăm chỉ đăng đàn tham gia “phản biện xã hội” hơn, vì sao vậy?
– À thì đến một độ tuổi nào đấy, khi những dự tính cá nhân đã tạm “hòm hòm” thì có thể, người ta bỗng muốn làm một cái gì đấy cho xã hội, muốn đóng góp được nhiều hơn… Như Thanh Lam bây giờ lại thích đi dạy cho thí sinh Sao Mai điểm hẹn thì sao? Tôi trầm tính nhưng không có nghĩa là tôi không cởi mở, hay có chăng thì chỉ là hơi khép kín trước những người mới quen thôi! Còn với đồng nghiệp và nhất là các bạn trẻ thì không hề.
– Chứ không phải vì cái gọi là “hội những người phát cuồng vì nhạc sĩ Quốc Trung” sao?
– Ôi! Chính tôi sau Idol 2010 cũng cố đi “truy tìm thủ phạm” nào đã lập ra cái hội “buồn cười” đó đây! Còn nếu là một fanclub đúng nghĩa thì quả thực, trước đây tôi cũng đã từng nhen nhóm. Nhưng khi nhìn ra các nghệ sỹ nước ngoài, tôi lại thấy mình không xứng đáng, nếu không muốn nói là có lúc còn thấy dị ứng với cái gọi là fan này fan kia. Sống trong thế giới ảo, điều tai hại là bạn rất dễ bị ảo tưởng trước những lời tung hô, cổ súy mà nhiều trong số đó, có khi chỉ là câu cửa miệng người ta thốt ra chỉ bởi tiện mồm, và không mất gì. Kiếm một lời khen trên Facebook lúc này quá dễ, nhưng đừng quên có fan thì cũng có anti-fan…
– Tới giờ này, anh nghĩ vì sao anh luôn “lành lặn” trước truyền thông, ngay cả khi “chơi dao”?
– Nhiều người ngờ rằng tôi khôn khéo. Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản rằng, về sản phẩm, hay hay không thì tôi chưa dám nói, nhưng ít ra là nó được làm tử tế, không chộp giật. Còn trong cuộc sống, thì thường tôi luôn cố giữ một cái nhìn công tâm nhất, với bản thân cũng như với mọi người. Và thường tôi rất hay nhường nhịn, kể cả trong chuyện tiền bạc. Dù sự nhịn không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như ý, mà thậm chí, còn có thể bị coi thường. Nhưng dẫu vậy, thay vì cay cú ăn thua, thường tôi chỉ có hai cách: một là bỏ qua, hai là bỏ đi…
– Trong trường hợp nào thì anh bỏ qua?
– Là khi cảm thấy vẫn có thể tiếp tục chơi với nhau, nhìn mặt nhau hoặc tin rằng người ta làm thế chẳng qua cũng chỉ là vì tình thế, hoàn cảnh…
– Còn bỏ đi, thì sao, lúc nào?
– Thì là lúc không thể bỏ qua…
Q&A – Điều gì có thể “bỏ qua” khi một người phụ nữ “bỏ đi”? Là khi sự ra đi đó sẽ mở ra cho mình cơ hội… được biết thêm những người phụ nữ khác (Ít ra thì cũng phải tự biết lừa dối mình như thế!) – Nhưng vẻ như anh chưa chịu khó sử dụng cơ hội ấy mấy nhỉ? Tôi dùng nhiều rồi ấy chứ! Nhưng chẳng nhẽ lại khai ra đây! – Ai là người cắm giúp anh lọ hoa này?
Chưa biết chừng đấy có thể là một trong những “cơ hội”
– Nhưng hoa ly thì… chán nhỉ? Ừ, tôi cũng không thích hoa ly! – Vậy anh thích hoa gì? Hoa sen – Kể cả chóng tàn?
Thôi thì “thà một phút huy hoàng…” – Vì cái đẹp, anh sẵn sàng… để mất nó? Đúng, tôi chấp nhận! Còn hơn là cả một đời chả có lúc nào đẹp… |
Sẽ không bao giờ đưa con ra biển nếu chúng chưa biết bơi
– Mẹ của các con anh đã bao giờ đến đây chưa?
– Nhà cũ thì đương nhiên là rồi chứ, nhiều là khác, nhưng nhà mới thì chưa. Một đôi lần, còn nán lại lo cơm nước và ngồi ăn cùng…
– Diva số 1 cũng từng khoe với tôi rằng chị ấy biết làm một số món rất ngon…
– Con gái có học được mẹ cái nết đấy không?
– Trẻ con nhà này trước chủ yếu sống với ông bà, việc nhà toàn có người giúp việc. Giờ tôi mới xách về để bắt đầu rèn đây! Muốn tài giỏi gì thì tài giỏi, mấy cái việc lặt vặt mà còn không biết làm thì cũng không thành người nổi đâu! Dốt cái gì khổ cái nấy!
– Cái gì cũng giỏi: lau nhà, đi chợ, nấu ăn, kể cả các món cao cấp là spaghetti cho con và salad Nga cho… chó!
– Ôi, vậy thì liệu có cô nào kiếm nổi một chỗ ở đây!
– À, thiếu gì chỗ đâu! Chẳng qua là không có ai làm thì mình mới buộc phải làm…
– Còn nếu có, thì đừng hòng?
– Không, vẫn! Nếu cô ấy nấu ăn thì tôi sẽ giặt đồ. Mỗi người một tay thì cái mâm mới nhanh chóng được đặt lên bàn chứ!
– Hạnh phúc với anh là gì, khi không có đàn bà, và âm nhạc?
– Là cái nền nhà sạch bóng khi vừa mới lau xong, và ta thanh thản khép cửa lại, ra đường. Là bữa tối sum vầy cùng với các con sau khi cả nhà cùng hì hụi vào bếp…
– Anh có biết là cứ mỗi lần anh cư xử đẹp với Thanh Lam trên báo, dân tình lại thi nhau xui hai người… về lại với nhau không? Thậm chí còn bảo diva thật là ngốc khi để mất anh…
– Ôi đứng ngoài nhìn vào thì thấy thế thôi, chứ những người trong cuộc, hơn ai hết, họ tự biết có thể làm gì và đang là gì chứ… Làm sao mình có thể sống theo mong muốn của người khác được!
– Thường thì anh và Lam có hay trao đổi về cách dạy con không? Cô ấy có chịu nghe anh không?
– Trao đổi thì là đương nhiên rồi, nhưng bạn thử nghĩ xem, một cá tính như thế thì mấy khi chịu nghe ai?
– Vậy cách anh chọn là gì?
– Thường thì trước mỗi lựa chọn và quyết định của con, tôi trao đổi với con rất sòng phẳng. Chẳng hạn như lúc Đăng Quang chọn nhạc cổ điển (đã từng giành một số giải thưởng khu vực và quốc tế – P.V), tôi cũng có lưu ý cháu là đã theo cái này thì trừ khi phải là rất giỏi, cỡ như Đặng Thái Sơn hay Bùi Công Duy kia…
Bằng không thì cũng còn một lựa chọn nữa là nhạc nhẹ, thì sẽ phóng khoáng hơn và bay nhảy hơn, cơ hội làm nghề cũng rộng rãi hơn, nếu là ở ta… Với Thiện Thanh, tôi cũng nói rõ với cháu là chất giọng của cháu không có gì đặc biệt, thậm chí còn mảnh và yếu nữa, chưa kể là chưa chắc đã có được tư chất nghệ sỹ như mẹ cháu… Nhưng quan trọng là cháu thích, và cuối cùng thì cháu vẫn là người quyết định cuối cùng…
– Anh đã từng nghe câu chuyện: Một ông bố dắt con ra biển, xúi con bơi và hứa: “Có gì sẽ ứng cứu!”. Nhưng kết quả là đứa con hút chết vì sặc nước mà ông bố không hề xuất hiện. Bài học ông bố muốn dạy con: Ở đời không nên tin ai, kể cả người đẻ ra mình, và vì thế, tốt nhất là nên học cách tự cứu mình… Anh có định làm một ông bố như thế?
Tin chứ! Dại gì không tin! Còn ai phản bội lại mình thì đấy là cả một thiệt thòi cho họ!
Text: THU QUYNH
Photo: TUAN. FR
Producer: C.H
Assistant: LY BINH SON, MINH TRUNG
Make up: THONG BAO