Hiện trường xe tải cháy trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) chiều 12-11 – Ảnh: Quang Thế
Báo cáo về một số kết quả nghiên cứu xác định, đánh giá khả năng gây cháy từ các hệ thống trong xe được một nhóm nghiên cứu tiến hành trên cả loại xe máy có thiết kế cũ và mới cho thấy trên cả hai loại xe này, các hệ thống điện, hệ thống tản nhiệt làm mát, hệ thống xả khí là những nguồn sinh nhiệt cao, trong điều kiện làm việc cụ thể hoặc khi phát sinh sự cố, các hệ thống trên dễ tạo nguồn gây cháy, nổ xe.
Chập điện tạo nguồn nhiệt + nguồn cháy = cháy
Ngoài ra theo ông Tuyến, hệ thống xả khí có nhiệt độ cao, đặc biệt trong trường hợp ống xả bị nứt hở, bị tắc. Kết quả thử nghiệm xe máy trên băng thử trong những điều kiện thực tế cho thấy nhiệt độ ống xả lên tới 400-5480C, đặc biệt khi xe lưu hành trong thành phố tăng giảm ga nhiều và tốc độ xe chậm, nhiệt độ động cơ tăng nhanh. Khi ống xả có nhiệt độ cao nếu tiếp xúc với các vật liệu như rơm rạ, giấy, hơi xăng… sẽ dễ bắt cháy.
Báo cáo khoa học thứ hai do một nhóm nghiên cứu khác thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8-2012 về 59 vụ cháy ôtô, 63 vụ cháy xe máy. Kết quả cho thấy nguyên nhân do chập điện (lắp thêm thiết bị không theo thiết kế của nhà sản xuất, dây dẫn bị chuột cắn, lão hóa) chiếm tỉ lệ lớn và phổ biến nhất (18 ôtô, 13 xe máy).
Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Phương (Cục Đăng kiểm Bộ Giao thông vận tải), qua nghiên cứu cho thấy trong số này nguyên nhân do bảo dưỡng, sửa chữa không đúng kỹ thuật hoặc phụ tùng không đảm bảo dẫn đến chập điện xếp thứ hai (14 ôtô, 9 xe máy). Kế đó là do có chất dễ cháy vướng vào gầm, đường ống xả của xe, dây nhiên liệu bị chuột cắn, lão hóa gây rò rỉ nhiên liệu gặp tia lửa điện gây cháy phương tiện…
Xăng, diesel chính ngạch đảm bảo tốt
Ở nghiên cứu khoa học thứ ba, PGS.TS Vũ Thị Thu Hà (phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu Bộ Công thương) cho biết cơ quan quản lý đã phân tích gần 1.800 mẫu xăng từ năm 2011 đến nay lưu thông trên thị trường. Kết quả cho thấy xăng chính ngạch có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn VN và không phải là thủ phạm gây cháy phương tiện, trong đó bao gồm cả việc không phải là thủ phạm gây trương nở, lão hóa, phá hủy các chi tiết tiếp xúc với nhiên liệu dẫn đến làm rò rỉ nhiên liệu. Kết quả phân tích 241 mẫu diesel lưu thông trên thị trường cũng cho thấy diesel nhập khẩu có chất lượng tốt. Riêng với những mẫu xăng, diesel bị pha tạp chất, bà Hà cho biết có thể làm tăng nguy cơ cháy, tuy nhiên tỉ lệ chiếm không nhiều.
Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học – công nghệ Trần Việt Thanh cho biết thông tin tại hội thảo chỉ mới là kết quả nghiên cứu ban đầu, quá trình nghiên cứu sẽ tiếp tục trong thời gian tới để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng cháy, nổ xe.
Phụ gia tiết kiệm nhiên liệu không đúng như quảng cáo Theo PGS.TS Vũ Thị Thu Hà, các kết quả thử nghiệm trên động cơ cho thấy khi sử dụng các mẫu phụ gia tiết kiệm nhiên liệu, biến thiên về các thông số công suất, tiêu hao nhiên liệu và các thành phần phát thải CO, CO2… và độ khói không có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi về công suất và suất tiêu hao nhiên liệu lớn nhất chỉ khoảng 3%, chứ không phải 10% như quảng cáo. |
Tông vào thành cầu, xe tải phát cháy. Khoảng 15g ngày 12-11, một xe tải chở đất khi đang lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) đột ngột va vào thành cầu, sau đó bốc cháy dữ dội. Theo những người chứng kiến vụ việc, khi xe cháy rất may tài xế kịp nhảy ra khỏi buồng lái, nhiều người đi đường và lực lượng cứu hộ trên cầu Vĩnh Tuy đã dùng bình chữa cháy dập lửa. Gần 30 phút sau đám cháy mới được dập tắt. Nguyên nhân ban đầu được xác định do tài xế xe tải mất lái lao vào thành cầu, rất may xe không rơi xuống cầu và không có thương vong về người. * Khuya 11-11 trên quốc lộ 1 qua xã An Dân, huyện Tuy An (Phú Yên), một xe khách đã bốc cháy dữ dội. 46 hành khách trên xe may mắn thoát nạn, tuy nhiên toàn bộ hàng hóa, trong đó có chín xe máy, bị thiêu rụi hoàn toàn. ĐÌNH VŨ – L.HỘI PGS.TS Đỗ Văn Dũng (phó chủ tịch Hội Ôtô và thiết bị động lực TP.HCM): Kết luận không thuyết phục Kết luận về nguyên nhân gây cháy nêu trên không có cơ sở khoa học và cơ sở thực tế. Do hệ thống điện trên ôtô và xe gắn máy là hệ thống điện một dây chung (single conductor system) với sườn xe được nối vào cọc âm của ăcquy. Vì vậy các nhà chế tạo ôtô, xe máy luôn đề phòng sự chập mạch bằng cách sử dụng hai tầng cầu chì (cầu chì tổng và cầu chì con) để bảo vệ. Khi có sự chập mạch, cầu chì sẽ đứt ngay lập tức và không thể dẫn đến cháy dây hay cháy xe. Chập điện gây cháy chỉ xảy ra khi người sử dụng hoặc thợ thay cầu chì sai giá trị, quấn cầu chì bằng dây đồng sau khi đứt hoặc sử dụng cầu chì giả (làm bằng nhôm). Trên xe máy chỉ có dây từ máy phát lên bộ chỉnh lưu là không được cầu chì bảo vệ. Ngay cả việc lắp thêm thiết bị điện dẫn đến đứt cầu chì và làm mất cân bằng năng lượng giữa máy phát và ăcquy khiến đề xe không được chứ không thể gây ra cháy xe. Như đã nói ở trên, dây điện lão hóa hoặc chuột cắn gây chập mạch cũng làm đứt cầu chì và không gây cháy. TRẦN HUỲNH ghi |