Vì sao trẻ nói dối?

Chủ Nhật vừa rồi đến nhà chị bạn chơi, lâu ngày không gặp chị dẫn tôi lên phòng riêng để chị em tiện bề tâm sự. Trước khi lên nhà, tôi nghe chị dặn đứa con học lớp 3: “Ai hỏi nói má không có nhà nghe con, ba điện thoại bảo má đi sang nhà cô Hồng chơi nhe!”. Tôi nghe con bé ngoan ngoãn: “Dạ, con biết rồi má”, mà ngạc nhiên. Chị dặn nó vậy khác nào dạy nó tính nói dối ngay từ bây giờ.
 
Chị lại cười xòa: “Trời ơi, con nít bây giờ khôn lắm. Hôm bữa em để hộp sô cô la trong tủ lạnh, chưa kịp chia cho ai thì đã thấy mất tiêu”. Hỏi con bé Lớn nó cứ gân cổ: “thằng Tí ăn hết rồi, con không có biết”. Trong khi em thừa biết nó ăn chứ thằng Tí mới 4 tuổi ăn làm sao hết hộp kẹo đó. Hỏi qua hỏi lại đứa này chỉ đứa kia chẳng biết đánh đứa nào nữa…
 
Vũ khí khỏi ăn đòn
Nói dối, tìm cách tránh tội, tưởng tượng ra những câu chuyện nào đó mà nhân vật chính là trẻ luôn luôn vô tội… đó là vũ khí lợi hại nhất mà bọn trẻ con luôn thủ sẵn mỗi khi phạm phải một sai lầm gì đó. Bởi vì roi vọt là đòn trừng phạt nhanh nhất mà chúng luôn bị nhận khi có việc gì xảy ra.

Từ phản xạ có điều kiện đó, không ít bậc phụ huynh vô tình “luyện” tính nói dối của con thành thuần thục: Lỡ tay làm vỡ bát lập tức thủ tiêu ngay rồi im thin thít xem như chưa từng biết cái bát ấy. Làm đổ lọ mực vào áo thì sẽ chuẩn bị ngay một câu chuyện gán tên đứa bạn đáng ghét nào trong lớp để đổ thừa. Không bao giờ ăn sáng vì tiền đã mua đồ chơi nhưng lại luôn kể cho bố mẹ nghe số tiền đã được tiêu thụ vào món ăn gì… Thực ra, tất cả những lời nói dối ấy đều có vẻ như vô hại vì xét trên mức độ ảnh hưởng thì chúng không phiền đến ai. 
 
Trẻ được dạy do người lớn
Người mẹ trẻ ở đầu bài vô tình đã ép con nói dối dù chúng muốn hay không. Lâu dần, thành thói quen, không cần phải đợi bố mẹ nhắc, tự động chúng nói dối trơn tuột với những hoàn cảnh tương tự. 
 
Từ điển tiếng Anh có từ “white lie” tức là lời nói dối vô hại. Áp dụng trong ngữ cảnh khá điển hình chẳng hạn, khi vào thăm một người thân ở bệnh viện, dù trong tình trạng rất kém, bạn vẫn phải khuyến khích họ bằng câu: “Cố lên nhé, trông bạn khá hơn nhiều so với hai hôm trước đó”. Hoặc biết người bạn đã ăn kiêng giảm cân lâu ngày, tuy kết quả chưa khả quan, nhưng bạn vẫn ủng hộ bằng cách: “Cậu săn chắc trông thấy đó, ráng tập chăm chỉ vào nhé”.





Người mẹ trẻ ở đầu bài vô tình đã ép con nói dối dù chúng muốn hay không. Lâu dần, thành thói quen, không cần phải đợi bố mẹ nhắc, tự động chúng nói dối trơn tuột với những hoàn cảnh tương tự. 
Nhưng những trường hợp này hoàn toàn không áp dụng được cho trẻ con. Trẻ không phân biệt được sự lươn lẹo, hoàn cảnh của người lớn để có thể phân tích được lời lẽ thiệt hơn. Lời nói dối chỉ làm cho trẻ thấy điều hiển hiện trước mắt là: Tránh được sự phiền hà. Nhưng bậc cha mẹ nào có biết, sự dối trá hàng ngày mà trẻ con trông thấy sẽ được ghi vào bộ nhớ, để khi gặp trường hợp tương tự lập tức sẽ được áp dụng ngay.
 
Thói quen thành tính cách
Cô giáo chủ nhiệm của bé Lớn khá ngạc nhiên khi trong buổi họp phụ huynh, mẹ bé cho biết, bé chẳng phải làm việc nhà giúp cha mẹ gì cả. Thế mà ở trường, mỗi khi bài vở chưa hoàn thành tốt, bé luôn phân trần với cô giáo là: “phải bán hàng phụ mẹ nên không có thời gian học bài”. Thì ra, bà nội bé Lớn có cửa hàng tạp phẩm gần nhà. Chị Nga, mẹ bé Lớn thường xuyên điện thoại lên cơ quan xin phép nghỉ với lý do: Ở nhà đỡ đần bà cụ một hôm. Bé Lớn không bỏ lỡ cơ hội ấy noi gương mẹ ngay.

Lâu dần thành quen, bé Lớn chỉ cảm thấy nếu hôm nào lỗi lầm nó bị phát hiện có nghĩa là hôm đó kịch bản nó dựng còn quá dở và tự nhủ sẽ cố gắng hơn ở những lần sau. 
 
Con hư tại mẹ
Điều này rất rõ ràng, vì biện pháp của phần lớn các bà mẹ là quát tháo và dùng roi trị con. Để thủ thế, tự bọn trẻ ph#i chui vào vỏ ốc của chúng nhằm “bảo vệ bản thân”. Thế nên, biện pháp nhẹ nhàng, khuyên bảo có sách vở được khuyến khích hơn cả. Những câu chuyện ngụ ngôn, những phần thưởng cao quý dành cho tính chân thật sẽ là liều thuốc hiệu nghiệm cho bọn trẻ để thay thế sự la hét kết hợp ngọn roi.
 
(Quỳnh Vũ theo Parents)


From the same category