Bối cảnh hoành tráng và tỉ mẩn của “Vầng Trăng Máu”

Với kinh phí khoảng 200 triệu đô, bộ phim “Vầng Trăng Máu” (tựa gốc: “Killers of the Flower Moon”) nhận vô số lời khen từ các nhà phê bình và người hâm mộ về dàn dựng bối cảnh lẫn phục trang vô cùng chi tiết và hoành tráng, bên cạnh nội dung và diễn xuất xuất sắc. 

Thiết kế trang phục nguyên thể

Jacqueline West đã mời một nhà tư vấn Osage bản địa để đảm bảo tính xác thực trong trang phục. Bà tham gia tư vấn về phục trang một cách chi tiết hết mức có thể, từ sự khác nhau giữa trang phục của các quận trong Osage, màu sắc, chất liệu trang phục cho đến cách dùng ruy băng, trâm cài.

Trước khi tới Oklahoma quay phim, bà đã nắm trong tay nhiều nghiên cứu. Tại đây, nhà thiết kế phục trang này được tiếp xúc với người Osage bản địa và có hàng nghìn bức ảnh gia đình, đây là những tư liệu quý giá hỗ trợ cho quá trình thiết kế phục trang. Phần quần áo hầu hết được ekip tự thiết kế và may lại, trong khi trang sức và phụ kiện do các nghệ nhân Osage chính tay làm nên.

Trong khi đó, nhân vật Mollie Burkhart do Lily Gladstone thủ vai được West tạo ra những bộ trang phục đậm tính truyền thống hơn như chăn Osage, áo và váy bản địa. Mollie như một la bàn đạo đức của “Vầng Trăng Máu”, là biểu tượng cho Osage Nation, nơi cô gìn giữ các giá trị truyền thống và tiếp nối di sản của dân tộc này.

Phục dựng bối cảnh hoành tráng

Đáng chú ý, khoảng 40 bối cảnh đã được dựng trong phim, một con số khủng xứng tầm với kinh phí khổng lồ. “Để xây dựng bối cảnh, bạn phải suy nghĩ khác đi, nhưng tôi nghĩ phần thưởng thực sự là bạn sẽ cảm nhận được mình đang ở một nơi khác trong dòng thời gian của lịch sử” – Fisk chia sẻ.

Xây dựng nên một thế giới từng suýt rơi vào quên lãng không dễ dàng. Để tái tạo thị trấn, Fisk đã xem các bức ảnh thời đó cũng như bản đồ bảo hiểm hỏa hoạn cho biết các tòa nhà được làm từ vật liệu gì. Ông nói: “Tôi có thể bố trí toàn bộ thị trấn, mọi tòa nhà, trong những năm khác nhau và cách chúng phát triển”. Vùng đất Pawhuska nằm ở cách đó không xa là một lựa chọn quay dựng lý tưởng. “Bước cuối cùng trong việc tái dựng lại Đại lộ Kihekah là phủ bụi đất lên đường phố.”

Nhà thiết kế sản xuất cũng dành nhiều công sức để đầu tư cho khu nghĩa trang, bởi “Triều đại khủng bố” đã cướp đi quá nhiều sinh mạng. Các cảnh tiễn đưa người Osage trong phim mang nhiều hơn ý nghĩa mô tả, nó khắc họa nỗi đau của thế hệ và sự bất công, phân biệt của cả hệ thống. Ekip đã chế tạo một giàn khoan dầu, tương tự như cái mà Fisk đã dựng cho phim “There Will Be Blood” của Paul Thomas Anderson năm 2007. Kết hợp CGI với sự tham gia của những gia súc thật, khung cảnh trang trại sung túc và huyên náo của William Hale hiện lên sống động, đậm chất miền Tây.

Được biết, bộ phim sau một tuần công chiếu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả và giới chuyên môn. Hiện, “Vầng Trăng Máu” đang khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc.


From the same category