Như hiểu được suy nghĩ của tôi, vừa vào đến nhà, Vân Dung vội phân trần: “Trên sân khấu với ở nhà, tôi là hai người đối lập. Ở nhà tôi sống đơn giản lắm, chỉ có nhà cửa là tôi cầu kỳ và chăm chút thôi!”. Nói đoạn, chị dẫn tôi đi tham quan từng phòng và giới thiệu cặn kẽ về từng tác phẩm bài trí trong nhà do chính tay mình thiết kế với một sự cởi mở và hồ hởi khó tả… Thế rồi câu chuyện của chúng tôi cũng bắt đầu. Cứ thủng thẳng, “lai rai” với bao lời tâm sự…
Thêm con, thêm vất vả
– Chị có hay mang tiếng cười trên sân khấu về nhà không?
– Hầu hết nghệ sĩ hài đều rất ít khi sống ồn ào ở nhà. Có lẽ ồn ào trên sân khấu như vậy là qú đủ rồi! Khi về nhà, họ chỉ muốn có một góc riêng để được trút bỏ mọi thứ. Vì thế, ở nhà tôi sợ tiếng nhạc, sợ tiếng chuông điện thoại, sợ nói cười ồn ã lắm!
– Ồ, không nhé! Nhà tôi lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp vì trẻ con nhà hàng xóm tụ tập rất đông. Tính tôi yêu trẻ con nên bọn nhỏ đến chơi là tôi thích lắm! Cứ tầm giờ tan học là nhà tôi có cả một đội lính trẻ con. Cũng nhờ thế mà nhà không đến nỗi vắng vẻ…
– (Cười lớn). Không, chúng qua chơi với cu Nhím nhà tôi là chính chứ có chơi với tôi mấy đâu! Căn bản nhà tôi rộng rãi, có không gian cho chúng nó nô đùa. Thêm nữa, cu Nhím nhà tôi cũng rất vui vẻ, chơi với ai cũng nhường nhịn nên bạn nào cũng quý. Có nhiều đứa chơi ở nhà tôi thích đến độ, khi bố mẹ gọi về ăn cơm chúng cũng không chịu về. Cứ đòi ở lại ăn cơm với anh Nhím, bác Dung. Trẻ con chúng nó ngây thơ và hồn nhiên lắm, nơi nào chúng thích là chúng qua chơi chứ không phải vì tôi là nghệ sĩ hài hay gì cả.
– Tôi muốn có thêm con lắm vì hai vợ chồng đều rất yêu trẻ con! Đôi lúc tôi ngồi nghĩ, giá mà mình có thêm đứa nữa để đi làm về được nghe tiếng con nô đùa, cười nói thì thích lắm… Nhưng tôi sợ việc sinh nở quá! Đi vào viện, chứng kiến cảnh người ta đau đẻ mà toát hết mồ hôi hột. Ngày xưa, tôi sinh Nhím cũng khó nên nghĩ đến chuyện đau đẻ thì khiếp!
– Bố mẹ chồng và bố mẹ tôi cũng nói vào nói ra suốt đấy. Các cụ bảo, trẻ trung gì nữa mà không chịu đẻ thêm một đứa. Có đau thì cũng chỉ đau một lần rồi sẽ thôi chứ có phải đau cả đời đâu mà sợ mãi được. Còn ông xã thì cũng làm “công tác tư tưởng” nhiều lắm rồi. Anh ấy cũng giống tôi, rất yêu trẻ con và thích chơi với chúng. Ấy thế nhưng vì anh ấy thì ở tít TP.HCM còn tôi ở Hà Nội, hai vợ chồng thi thoảng mới gặp nhau. Anh cũng lo nếu có thêm con, một mình tôi chăm sóc cũng vất vả.
– Nghĩ mà xem, ở Sài Gòn có tới 50 gánh hài, còn ở ngoài này, nữ diễn viên hài chỉ có tôi, Minh Vượng và Minh Hằng. Nếu vào đó, tôi sẽ phải gây dựng từ đầu. Mà bây giờ tôi già rồi, làm sao được như ngày còn trẻ, hừng hực ngọn lựa cạnh tranh nữa (cười). Thời điểm năm 2001-2003, lúc mới cưới nhau rồi mang bầu cu Nhím, tôi cũng đã thử Nam tiến cùng chồng nhưng đâu có hợp đâu. Tôi nhận ra rằng, mọi thứ của tôi đều ở đất Bắc. Chỉ có ở mảnh đất này thì tôi mới là tôi. Tôi có bạn bè, đồng nghiệp và có khán giả yêu thương cũng như có nhiều sân khấu để mình diễn.
Tiền tài là lộc trời
– Thường thì khi nào bắt đầu tập chương trình là tôi sẽ rất bận rộn, không thể làm gì được nên trước đó tôi đã phải lên kế hoạch việc mua sắm Tết cho gia đình. Được một cái, dù bận mấy nhưng chưa năm nào tôi phải nhờ ai lo lắng hộ chuyện này cả. Với lại, Tết đối với tôi đơn giản lắm, Táo quân mới là chuyện đáng bàn (cười).
Này nhé! Nhà tôi thường không phải dọn dẹp hay trang trí lại vì bình thường cũng đã được chăm chút kỹ lưỡng rồi. Việc mua cây đào, cây quất chơi Tết thì tôi cũng không cầu kỳ. Chỉ cần “lượn” một buổi sáng lên Nhật Tân hoặc Quảng Bá là mua được. Riêng thực phẩm ngày Tết, tôi thường có thói quen mua tất tần tật ở siêu thị. Mà siêu thị thì rất gần nhà nên cũng không phải mất nhiều thời gian đi lại.
– Không! Thực phẩm mua ở siêu thị là để dự trữ, không phải mất công đi chợ thôi. Nhà có người giúp việc nên họ cũng hỗ trợ tôi chuẩn bị một vài món như dưa, hành, củ kiệu muối. Còn những món truyền thống của gia đình như: thịt nấu đông, canh măng… thì tự tay tôi làm vào những ngày sát Tết. Tôi cũng biết nấu nhiều món lắm đấy nhé!
– Vậy chị không có thói quen biếu quà bố mẹ hai bên trước ngày Tết à?
– Tất nhiên là có chứ nhưng nó cũng không đến độ phức tạp lắm đâu. Tôi cứ đi siêu thị, ưng quà gì tôi mua rồi chất một lèo lên xe, “phi” thằng đến nhà ông bà, bố mẹ chồng, bố mẹ tôi… biếu các cụ luôn.
– Tôi thường không nhận sô nào từ ngày 30 Tết cho đến mùng 5. Ngày đó, tôi thường dành để nghỉ ngơi và vui Tết bên gia đình, bạn bè. Đó cũng là thời gian tôi được ngồi xem lại các vai diễn của mình, nhất là “Gặp nhau cuối năm”.
– Năm mới, chị thường cầu mong điều gì?
Xin cảm ơn và chúc gia đình chị năm mới thật nhiều sức khỏe!
Bài: Hà Tùng Long
Theo Thế giới gia đình