Uống quá nhiều nước ép có thực sự tốt? - Tạp chí Đẹp

Uống quá nhiều nước ép có thực sự tốt?

Sống

Nước ép trái cây đã trở thành một loại thực phẩm chính trong nhiều chế độ ăn kiêng, hoặc một thức uống của những người thường xuyên bận rộn, giúp tiết kiệm thời gian chế biến, ăn uống mà không bỏ lỡ chất dinh dưỡng. Nước ép trái cây cũng thường được cho là có thể giúp bạn giảm cân và “giải độc” cơ thể.

Nhưng liệu nước ép có thực sự lành mạnh như chúng ta nghĩ?

Fructose là một loại đường tự nhiên nằm trong tế bào của tất cả các loại trái cây. Khi ăn trái cây, fructose sẽ được cơ thể hấp thụ cùng lúc với toàn bộ chất xơ có trong quả, và cơ thể cần một thời gian dài để hệ thống tiêu hóa phá vỡ các tế bào và cho fructose đi từ từ vào máu.

Nước ép không thể thay thế hoàn toàn trái cây và rau củ
Nước ép không thể thay thế hoàn toàn trái cây và rau củ

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo rằng một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ không quá 150ml nước ép trái cây mỗi ngày, tương đương với 30g đường. Nếu vượt định mức này sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo, dẫn đến nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu và gây tăng cân. Điều này có thể do fructose có chỉ số GI (chỉ số giúp những người có vấn đề về cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường, quản lý tốt hơn chế độ ăn và sức khỏe) tương đối thấp.

Bên cạnh đó, hầu hết các loại nước ép trái cây đã được loại bỏ chất xơ khiến fructose của nước ép được cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Việc có một lượng đường lớn đột ngột ở trong máu buộc tuyến tụy phải tiết ra insulin để đưa lượng đường huyết trở lại mức ổn định. Theo thời gian, cơ chế này có thể bị bào mòn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do chất lỏng đi qua dạ dày đến ruột nhanh hơn chất rắn.

nuoc-ep-co-that-su-tot_4

Tương tự, nước ép có rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và ít đường hơn nước ép chỉ từ trái cây, nhưng vẫn thiếu chất xơ. Cần nhớ, chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ, huyết áp cao và tiểu đường.

Một lý do khác cho sự phổ biến gần đây của nước ép trái cây là lập luận rằng nó có thể giúp giải độc cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng duy nhất được công nhận về mặt y tế của từ “detox” là loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả thuốc, rượu và chất độc. Và cơ chế này vẫn được cơ thể thực hiện mỗi ngày. Bên cạnh đó, nước trái cây cũng không chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng của quả, ví như vitamin của quả táo nằm nhiều nhất ở vỏ.

Chất phytonutrients của nho nằm ở hạt ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn đường miệng, liên quan đến các bệnh về răng và nướu
Chất phytonutrients của nho nằm ở hạt ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn đường miệng, liên quan đến các bệnh về răng và nướu

Chúng ta có thể cải thiện tác dụng của nước ép bằng cách luôn chọn trái cây chín để giữ lại nhiều chất xơ và dinh dưỡng. Bên cạnh đó phải tìm hiểu phương pháp ép phù hợp với từng loại trái cây khác nhau. Ví dụ, hầu hết các chất phytonutrients của nho nằm ở hạt; hầu hết các hợp chất phenolic và flavonoid có lợi của cam đều nằm trong vỏ.

 

Thực hiện: Dang Thuy Linh

21/01/2019, 19:00