Nước quan trọng cho một làn da khỏe mạnh và duy trì trọng lượng cơ thể. Uống nước tinh khiết có thể giúp duy trì độ ẩm và chữa táo bón. Cơ thể con người cần ít nhất 8 đến 10 ly nước tinh khiết hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt và nguồn năng lượng. Thời gian uống nước tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc giữa các bữa ăn. Vậy uống nước trong, sau các bữa ăn có tốt không?
Nước trong các bữa ăn
Trong cuốn sách “47 Steps to Stress Management” (47 bước để quản lý căng thẳng), Laurie Geter R.N giải thích rằng uống nước trong các bữa ăn làm loãng nồng độ enzyme tiêu hóa, do đó có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Cơ thể phải chờ đợi khoảng một giờ sau ăn để bắt đầu quá trình tiêu hóa nước và chờ khoảng nửa giờ sau khi uống nước để có thể bắt đầu ăn thêm.
Nếu khát sau bữa ăn
Bạn cảm thấy khát nước ngay sau bữa ăn, bạn nên uống nước từ từ để thoát khỏi trạng thái thèm muốn. Nếu hệ tiêu hóa của bạn không tốt, chất lỏng được nạp vào cơ thể ngay sau bữa ăn nên ấm áp và số lượng không vượt quá một tách đầy.
Nước lạnh hay nước ấm
Các chuyên gia cảnh báo không nên lạm dụng nước lạnh vì nó có thể gây chướng bụng. Quá trình tiêu hóa trong dạ dày bắt đầu khi nhiệt độ bên trong đạt đến 100 độ Fahrenheit (độ F). Nếu dạ dày có quá nhiều nước lạnh, nguồn thực phẩm bên trong bị lên men và sẽ không được tiêu hóa đúng cách. Nếu bạn cảm thấy khát trong quá trình này, hãy sưởi ấm cơ thể bằng nước ấm.
Uống nước theo từng bữa ăn
Giáo sư Paul Pitchford, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, tác giả cuốn sách “Healing with Whole Foods” cho biết có thể chấp nhận được khi bạn uống nước ấm hoặc trà thảo dược với số lượng ít hơn 100 ml, từ 10 – 20 phút trước bữa ăn. Ông chia sẻ thêm, thời gian tiêu hóa nước hay các chất lỏng còn phụ thuộc vào từng loại bữa ăn. Ví dụ, chất lỏng có thể được tiêu hóa nửa giờ sau khi ăn trái cây, hai giờ sau một bữa ăn giàu tinh bột và protein thực vật như ngũ cốc và các loại đậu, bốn giờ sau một bữa ăn có chứa thịt, trứng hoặc các sản phẩm từ sữa.