Bé cũng bắt đầu tìm hiểu về việc mình do đâu mà có, về việc mẹ
mang em bé trong bụng, em bé lớn lên và sinh ra như thế nào… Tất cả đều hứng thú
đối với bé, đặc biệt khi mẹ đang sắp có thêm bé.
Những tò mò, thắc mắc của bé về cơ thể của bé, của ba mẹ…
là điều tự nhiên và bé nghĩ rất đơn giản (ngược lại các bậc cha mẹ thường khá
nhạy cảm và lảng tránh khi bé hỏi đến vấn đề này). Điều chủ yếu ở giai đoạn này
là bé chỉ cần sự giải thích đơn giản vừa đủ rõ ràng để thỏa mãn sự thắc mắc. Một
vài mẹo sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trò chuyện với bé về giới tính.
Hãy bình tĩnh và thư giãn, đừng quá lo lắng
Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề càng nhiều càng tốt khi bé
hỏi đến các vấn đề liên quan đến quan hệ giới tính, đừng để bé có suy nghĩ đó là
những việc không tốt hay cấm kỵ. Nghe rất dễ, nhưng thực tế bạn có thể sẽ lúng
túng vì không có sự chuẩn bị trước hoặc bạn thấy ngại giải thích vì sợ bé sẽ tò
mò quá mức. Cách tốt nhất là nên trả lời bé rõ ràng và bình tĩnh , cho dù việc đó
có thể khiến bạn lúng túng đôi chút.
hoặc trao đổi trước với bạn đời của mình. Tận dụng cơ hội để cả bạn và bé có thể
trò chuyện về giới tính một cách thoải mái: khi cùng bé chơi xếp hình, trong giờ
ăn xế, trò chuyện khi bạn chuẩn bị giường ngủ cho bé… bạn
hoặc bé sẽ ít giao tiếp bằng mắt khi đang tập trung vào việc khác và trong lúc đó
bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi trả lời bé những thắc mắc “nhạy cảm”. Điều quan
trọng là bạn đừng ngại hoặc lo âu khi phải giải thích những thắc mắc cho bé. Trẻ
nhỏ tiếp thu âm hưởng lời nói, trẻ không chú ý nhiều đến tất cả những từ ngữ.
Trả lời thật đơn giản, ngắn gọn
“Con muốn biết con
từ đâu đến? Con được tạo ra trong bụng mẹ, và con lớn lên trong đó, đến khi con
sẳn sàng ra ngoài với ba mẹ thì mẹ sinh ra, bé con”. Bạn nên dùng những từ ngữ
về cơ thể (bộ phận sinh dục nam/nữ…) chính xác ở mức độ có thể, đừng nên đọc trại
hoặc nói tránh né, điều này giúp bé cảm thấy tự nhiên không coi đó là vấn đề
cấm kỵ.
Trẻ nhỏ khoảng 3 tuối có thể sẽ không hỏi tiếp sau khi bạn
trả lời nhưng ở trẻ từ 4 tuổi trở lên, thường tiếp tục hỏi thêm “Vậy Na có lớn
lên được trong bụng ba không? Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào ạ? Khi nào thì
em bé ra ngoài được hở mẹ?”. Hãy trả lới những thắc mắc của bé nhưng ngắn gọn,
tránh đừng đưa quá nhiều thông tin vào câu trả lời.
Khuyến khích sự quan tâm
Dù cho bé hỏi như thế nào cũng đừng dập tắt “Do đâu mà con
có suy nghĩ như vậy?” hoặc lảng tránh vấn
đề “Chúng ta sẽ nói về vấn đề đó sau, bây giờ là giờ ăn”. Cà hai cách đều khiến
bé cảm thấy như đây là một vấn đề không tốt và bé sẽ cảm thấy mình thật tệ khi
nghĩ về những điều như thế. Bạn có thể “câu giờ” trong lúc suy nghĩ câu trả lời
bằng một vài lời khen “Câu hỏi của con rất thú vị. Ba(mẹ) rất thích câu hỏi của
con “. Sau mỗi lần trò chuyện, hãy cho bé cảm thấy bạn đánh giá cao nhu cầu tìm
hiểu của bé “Khi nào rảnh, hãy nói cho ba(mẹ) biết những gì con còn thắc mắc nhé”.
Dĩ nhiên, bạn không thể biết được khi nào bé sẽ hỏi những câu
hỏi “nhạy cảm” (ví dụ nói lớn tiếng về bộ phận sinh dục trong siêu thị đông người chẳng
hạn). Trong trường hợp oái ăm như vậy, hãy trả lời bé nhỏ nhẹ và giải thích
cho bé hiểu đây là vấn đề cần nói chuyện ở nơi riêng tư, không nên nói ở nơi công
cộng. Và cho dù thế nào đi nữa, bạn không nên trì hoãn hoặc lảng tránh. Bé cần
sự hướng dẫn đúng đắn của bạn để tránh được những ngộ nhận sai lệch ngay từ khi
còn nhỏ.
Trò chuyện vào bất kỳ thời điểm thích hợp
Đừng đợi đến lúc trẻ bắt đầu thắc mắc. Hãy nói chuyện một cách
tự nhiên với bé vào những lúc thích hợp: chỉ dẫn cho bé hiểu về các bộ phận cơ thể khi
bé tắm, hoặc khi bạn sắp có thêm em bé. Sách, truyện, phim ảnh dành cho trẻ con
về sự hình thành em bé, bạn có thể tận dụng như một câu chuyện để giải thích cho
bé hiểu.
Dạy cho bé hiểu về sự riêng tư
được học cách gõ cửa trước khi vào phòng người khác (hoặc cửa phòng đang đóng).
Và bạn cần phải tuân thủ đúng những gì bạn đã dạy bé: gõ cửa nếu cửa phòng bé đang
đóng. Bé không thực sự để ý đến khái niệm riêng tư ở độ tuổi này nhưng bé sẽ làm
theo nếu như bạn làm gương cho bé.
Bé cũng nên
biết tập quen với sự riêng tư trong phòng riêng: những nơi mà không phải ai cũng
có thể ra vào tùy tiện, trừ những lúc bệnh tật, thì chỉ có ba mẹ, người thân hoặc
bác sĩ để chăm sóc bé.
“Con đến từ đâu? Con có bằng cách nào? Con xuất hiện khi nào? Do đâu mà có con? …”
Đây là câu hỏi thường gặp và phổ biến nhất, luôn là câu câu hỏi đầu tiên mà bé thắc mắc. Câu trả lời thẳng thắn và thích hợp nhất là “Con đã ở trong bụng mẹ, con lớn lên mỗi ngày trong đó cho khi con sẳn sàng ra ngoài với ba mẹ.”
Nếu bé hỏi chi tiết hơn thì “Từ hạt giống của ba kết hợp với trứng của mẹ sẽ tạo nên một em bé – là bé con của ba mẹ bây giờ. Con lớn dần lên trong một “cái túi” đặc biệt, gọi là tử cung, ở bên trong bụng mẹ”.
Và tất nhiên, sẽ xuất hiện thêm nhiều câu hỏi: “Có phải tất cả các em bé đều được tạo nên như thế không? (“Ừ, đúng rồi con yêu, tất cả các em bé và cả mộ số con thú con đều được tạo nên như vậy”) “Cha có thể mang em bé như mẹ không?” (“Không, con ạ, chỉ có cơ thể nữ (con gái) mới mang em bé được và nuôi lớn em bé”)
“ Thế “Sex” là như thế nào hả ba (mẹ)?”
Khả năng bé hỏi câu này rất hiếm. Hầu hết trẻ nhỏ 3-4 tuổi không biết và không để ý hỏi một câu hỏi “hóc búa“ như vậy trừ phi các bé tình cờ nghe nói đến hoặc thấy, thường là từ các trẻ lớn hoặc từ các chương trình truyền hình.
Nhưng nếu bé hỏi, bạn đừng nên lảng tránh vấn đề. Nói với bé “sex” là một cách ba và mẹ âu yếm nhau để thể hiện rằng ba và mẹ rất yêu nhau.
Nếu trẻ muốn biết chi tiết hơn hơn, hãy trả lời: “sex” là cách mà hai người lớn, như là ba và mẹ, ở rất gần nhau để thể hiện rằng họ rất yêu nhau, họ âu yếm và hôn nhau một cách rất đặc biệt. Đôi lúc, sự gần gũi đặc biệt như vậy sẽ tạo nên em bé.
Một vài câu hỏi tương tự bạn có thể “bất chợt” được nghe: “Con thể làm sự gần gũi yêu thương như vậy không?”, “ Tại sao ba mẹ có quan hệ yêu đương với nhau?”, “Ân ái là gì hở ba (mẹ)?”,“Có phải “sex” là khi ba mẹ ở trên giường cùng nhau?”…
“Ba (mẹ) có thể cho con xem cách tạo em bé không?”
Một khi bé đã đi quá xa giới hạn cho phép bằng yêu cầu “chứng minh thực tế” này thì bạn nên khéo léo dừng lại. Nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn:“Không, ba và mẹ chỉ tạo em bé khi ba mẹ có thời gian riêng tư giữa hai người với nhau mà thôi”.
“Con có thể giúp đỡ trong việc tạo nên em bé không?”
“Không, con yêu, chỉ giữa hai người lớn mới tạo ra em bé, Cơ thể con chưa đủ lớn để thực hiện, nhưng sau này khi con lớn, con sẽ có thể.
Một vài câu hỏi tương tự: “Con có thể tạo em bé không?” “Liệu con có thể tạo em bé khi con ôm tạm biệt bạn trai (gái) khác không?”, “Tại sao chúng ta không tạo em bé khi ba (mẹ) ôm và hôn tạm biệt con ở trường?” (“Bởi vì cách giữa hai người lớn đang yêu, ôm và hôn nhau rất đặc biệt không giống như giữa ba (mẹ) ôm hôn con, và vì chỉ giữa hai cơ thể người lớn với nhau mới có thể tạo nên em bé”)
“Làm thế nào để em bé chui ra khỏi bụng mẹ?”
Bé thường bị lôi cuốn với việc mẹ có em bé và mẹ sinh em bé như thế nào, có thể bé sẽ hình dung từ cảnh em bé chui ra từ miệng mẹ cho đến cảnh ba mở bụng mẹ (như mở cái túi vậy) và dắt em bé ra .
Câu trả lời cho bé rất đơn giản, “Sau một thời gian dài, em bé trở nên quá lớn để tiếp tục ở trong bụng mẹ, vậy nên mẹ cần phải sinh em bé ra ngoài với chúng ta”. Nếu bé chịu khó lắng nghe, bạn hãy giải thích rõ hơn “Em bé của chúng ta sẽ ngày càng cần nhiều thức ăn để lớn lên, các thức ăn trong bụng mẹ không còn đủ cho em ăn tiếp nữa và vì em bé đã quá lớn, bụng mẹ sẽ không đủ chỗ cho em nằm nữa. Ba sẽ đưa mẹ đến bệnh viện và các bác sĩ sẽ giúp mẹ đưa em bé ra ngoài. Bà sẽ chăm sóc con vài ngày thay mẹ, sau đó ba mẹ sẽ đưa em bé về và cả nhà mình sẽ lại ở cùng nhau”.
Những câu hỏi khác liên quan: “Em bé có buồn vì ở một mình trong bụng mẹ không nhỉ?”, “Em có đói không?”, “Em có ngủ khi đang ở trong bụng mẹ không?”, “Bây giờ trông em như thế nào nhỉ?”, “Liệu em bé có bị rớt ra khi mẹ đi vệ sinh không?”…
“Ba mẹ đang làm gì thế?”
Nhiều bậc ba mẹ vào phòng khi đang “hành sự” mà quên khóa cửa, và bị bé “bắt quả tang”. Việc này có thể khiến trẻ bối rối, bị xáo trộn nhưng hãy cố gắng tìm cách xoa dịu bé.
“Con yêu, ba và mẹ cần sự riêng tư lúc này, con hãy về phòng và mẹ sẽ đến bên con ngay sau một phút thôi.” , hãy thay đồ, hít thở sâu để tự trấn an mình và đến nói chuyện với bé.
“Ba và mẹ đang thể hiện tình cảm với nhau, rằng ba mẹ rất yêu nhau. Ba mẹ luôn luôn khóa cửa phòng, vì đây là chuyện riêng tư, nhưng hôm nay ba mẹ lại quên”. Tùy thuộc vào phản ứng của bé để giúp bé bớt bối rối “Điều đó có khiến con khó chịu không?”, “Con có muốn nói gì thêm với ba (mẹ) không?”
Hãy chắc chắn rằng không để bé cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng vì những gì đã nhìn thấy, bạn cần nhấn mạnh rằng bé không làm gì điều gì sai (Đừng khiển trách “Con nên gõ cửa trước khi vào!”). Nếu bé nhìn thấy nhiều bé có thể có cảm thấy khó chịu đôi chút và hỏi nhiều “Tại sao ba làm mẹ đau?” hoặc tò mò “Tại sao ba mẹ lại ồn ào?”….
Tuy nhiên trẻ nhỏ thường vô tư không để ý, bạn không cần phải giải thích nhiều, chỉ nói với bé đơn giản “À, ba và mẹ đang có thời gian đặc biệt dành riêng cho nhau” hoặc “Ba mẹ chỉ ôm nhau để thể hiện rằng ba mẹ rất yêu nhau”.
Minh Hiền
Biên dịch từ Babycenter