Ở miền Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có 4 bát với 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Với mâm cỗ lớn thì có 6 bát, 6 đĩa, lớn hơn thì 8 bát, 8 đĩa vì theo quan niệm dân gian thì 6 (lục) tức là lộc; 8 (bát) tức là phát. Những món truyền thống không thể thiếu của mâm cỗ miền Bắc thường là canh bóng thả, thịt gà, giò lụa, chả quế, giò thủ, thịt đông, nem rán, nộm, dưa hành, canh măng…
Mâm cỗ ngày nay cũng đã thay đổi và được biến tấu hiện đại hơn để hợp với khẩu vị gia đình. Việc trình bày mâm cỗ hiện đại cũng linh hoạt hơn để phù hợp với ngày Tết hiện đại. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý những nguyên tắc chung trong việc trình bày.
Trước hết, khi bày mâm cỗ, bạn nên sử dụng các loại bát đĩa cùng tông màu. Hình dáng có thể không đồng bộ nhưng màu sắc không đồng bộ lại không sắp xếp hợp lý thì sẽ khiến mâm cỗ cực kỳ rối mắt.
Ngoài ra, những món tương đối giống nhau thì không nên để gần nhau. Chẳng hạn hai bát canh nên đặt ở hai đầu mâm, món xôi và bánh chưng cũng tương tự, để cách xa nhau. Các món giò cũng để tách nhau ra… Gia vị thì nên để giữa mâm, gia vị món nào thì để gần với món đó.
Khi sắp mâm, bạn nên chú ý tạo sự đối xứng giữa bát đĩa cũng như các món ăn để tiện cho người thưởng thức.
Với mâm cỗ lớn, bạn nên để mỗi món hai đĩa để thực khách không bị với khi gắp thức ăn.
– Care1 TTTM Savico Long Biên, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại hotline: 0934.486.698