Từ gian bếp lên bàn nhậu: phụ nữ hiện đại không ngại cất tiếng nói

Xã hội phát triển hiện đại đã trao cho phụ nữ nhiều cơ hội để thể hiện bản thân ở hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nếu trước đây hình ảnh phụ nữ được gắn liền với vai trò người nội trợ trong gian bếp thì ngày nay, họ còn có thể cất tiếng nói, đưa ra quan điểm, thậm chí là trên cả bàn nhậu – nơi mà trước đây chỉ được coi là “lãnh địa” của phái mạnh.

Được cho là nhân tố nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người thân, gia đình thực hiện “uống có trách nhiệm”, phụ nữ trở thành đối tượng quan trọng trong tiếp cận để giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng rượu bia – lái xe tại Việt Nam.

Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ?

Việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ, nó không chỉ gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng kinh tế – xã hội mà còn đồng thời là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông đường bộ nói riêng tại Việt Nam. Nhận thức được sức nặng cũng như tầm quan trọng của hai từ “trách nhiệm” khi nói đến vấn đề sử dụng rượu bia, Hiệp hội các doanh nghiệp rượu Châu Á – Thái Bình Dương (APISWA) đã triển khai chương trình “Uống có trách nhiệm và an toàn giao thông đường bộ” (từ năm 2017 – 2019) với 30 hoạt động nhằm giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông uống rượu bia – lái xe và đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo đánh giá Chương trình trách nhiệm xã hội (CSR), trong 3 năm triển khai, các hoạt động đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng về công tác phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ và nâng cao hiêu quả công tác tuyên truyền, vận động, xử lý các vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Một trong những hoạt động được xem như trọng tâm và nổi bật được APISWA tiến hành đã có tác động tích cực đến các nhóm đối tượng mục tiêu và góp phần cải thiện đáng kể thực trạng trên là chương trình “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm”.

Khi phái đẹp lên tiếng uống có trách nhiệm, uống sao cho “đẹp”

Mô hình “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm” là chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức được hợp tác phát triển bởi APISWA, Diễn đàn Uống có Trách nhiệm Việt Nam (VARD) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU). Chương trình được triển khai với số lượng phụ nữ tham gia đông đảo, tất cả đều đã được tập huấn các kỹ năng truyền thông và kiến thức về “uống có trách nhiệm” thông qua các lớp tập trung. Những tuyên truyền viên này sau đó tác động đến các thành viên trong gia đình của họ và những người khác thông qua các buổi truyền thông, truyền thông hộ gia đình, các cuộc họp thôn và tổ dân phố, thôn, xóm và trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để thực hiện việc “uống có trách nhiệm”.

Bằng sự nhiệt huyết và tinh thần quyết tâm thực hiện hoạt động, hội chị em phụ nữ đã chứng minh được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong hành trình thúc đẩy “uống có trách nhiệm” khi đạt những thành tích sau: nâng cao đáng kể vốn kiến thức về những hậu quả tiêu cực của việc lạm dụng rượu bia, các quy định của pháp luật hiện hành,… Cùng với đó là cải thiện kỹ năng truyền thông trong việc thuyết phục gia đình thực hành uống có trách nhiệm. Hầu hết phụ nữ tham gia chương trình đều kiên nhẫn lắng nghe người nhà giải thích về việc uống rượu và khéo léo hơn trong việc đưa ra lời khuyên và đề xuất về việc uống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phát huy đáng kể vai trò với xã hội để cất lên tiếng nói về việc uống có trách nhiệm, tạo ra các chuẩn mực xã hội đối với đối tượng hiện tượng uống rượu bia và lái xe.

Có thể khẳng định rằng với những kiến thức, kỹ năng được trang bị, hội chị em phụ nữ đã và đang nỗ lực không ngừng, chủ động phát huy tính sáng tạo để thực hiện hóa tốt nhất mục tiêu lan tỏa tinh thần trách nhiệm khi sử dụng đồ uống có cồn, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về nồng độ nói riêng và phòng, tránh những hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông nói chung, để cùng hướng đến một xã hội an toàn, văn minh.

Trước những tác động tích cực của hoạt động tuyên truyền “Phụ nữ lên tiếng về việc uống có trách nhiệm vì an toàn giao thông” cho thấy cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các chương trình tương tự để phổ biến khái niệm uống có trách nhiệm đến nhiều phụ nữ hơn nữa, vì đây là những hạt nhân thay đổi trong gia đình liên quan đến vấn đề uống có trách nhiệm. Nội dung đào tạo nên tập trung nhiều hơn vào việc phổ cập các quy định của pháp luật liên về việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Các bài học về kỹ năng truyền thông để giải quyết các vấn đề lái xe sau khi uống rượu trong gia đình được chứng minh là có hiệu quả và các đối tượng phụ nữ đã kết hôn và độc thân cần được trang bị những kỹ năng này. Các hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy uống có trách nhiệm và các thông điệp truyền thông được truyền đạt thông qua nhiều kênh truyền thông là cách để cải thiện nhận thức của phụ nữ về các chuẩn mực xã hội đối với việc uống có trách nhiệm.

Phụ nữ nên là nhóm đối tượng trong các chương trình đào tạo trong tương lai để sau đó tác động đến gia đình của họ để bắt đầu hành động uống có trách nhiệm và dần dần hình thành thói quen mong muốn. Tuy nhiên, bản thân những người thân trong gia đình của những người phụ nữ này nếu có ý định uống rượu bia cũng cần được đào tạo, đặc biệt là kỹ năng lên kế hoạch sử dụng phương tiện giao thông thay thế để tránh tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia.


From the same category