“Trong công việc, tôi là người ghê gớm!”

Tiêu tốn 4 giờ đồng hồ
phần vì cách “nhả chữ” quá thể “câu giờ” của chị, phần vì tôi không nghĩ chị lại
còn “giấu” được nhiều chuyện đến thế. Cũng có thể, còn vì câu chuyện giữa chúng
tôi lần này đa chọn một xuất phát điểm xa hơn: đi tìm những mạch nguồn đa làm
nên phong cách, chất Hà Nội riêng có ở Lê Khanh.


Tôi chịu ơn những
“Cách cách họ Trần”


Hãy tưởng tượng, nếu chị không được sinh ra
ở Hà Nội, trong một gia đinh nghệ sỹ, thì liệu có thể có một Lê Khanh duyên
dáng, quý phái như người ta vẫn thường ca ngợi chị?

Ừ, thì cứ bảo Lê
Khanh được sinh ra trong một gia đinh Hà Nội gốc, nhưng cũng lại không may cho
tôi là sinh ra trong hoàn cảnh Hà Nội điêu tàn, nhà cửa ly tán, ông bà nội tôi
mất khi bố tôi còn mới ở tuổi thiếu thời. Bản thân bố tôi vì  vậy còn không được
hưởng trọn vẹn cái “không khí Hà Nội gốc” ấy, chứ đừng nói là tôi.


Tôi thì
thấy cần lùi xa hơn chút nữa, trước cả khi bố mẹ tôi sinh ra tôi, vì ngọn nguồn
của nó – theo tôi – chính là khởi thủy cho những gì tốt đẹp mà tôi đa may mắn
được thừa hưởng sau này. Đâu đó trong cuộc sống, nếu chịu khó quan sát, chúng ta
luôn có thể bắt gặp không ít những con người tưởng chừng như rất đỗi bình thường
vì họ hoàn toàn không phải là người nổi tiếng, họ thậm chí còn có một đời sống
quá chừng lặng lẽ, co mình trong những căn gác cổ.


Nhưng chính ở họ, chất Hà
Nội lại đậm đặc hơn ai hết, không thể lẫn vào đâu, không mất đi đâu. Bên họ nội
nhà tôi, may mắn thay, vẫn còn những nếp người như thế, mà một cách âu yếm,
chúng tôi vẫn gọi các bà bác của mình là những “Cách cách họ Trần”.


Những
“Cách cách họ Trần” ấy tuy không hề là những người giàu sang, có vị thế trong xã
hội, nhưng lạ là ở họ luôn toát ra một chữ “sang” riêng có: tác phong nhẹ nhàng,
dáng điệu khoan thai, nếp đứng, nếp ngồi nghiêm ngắn, thẳng thớm, rồi cả cái
cung cách hơi có phần khách khí, cảnh vẻ, giữ ý giữ tứ của người Hà Nội cũ
nữa…


Ở một khía cạnh nào đó, tôi thực sự biết ơn những “Cách cách họ Trần”,
khi mà có lẽ cũng nhờ nhìn vào đó, mà phong thái của tôi dần có được chút ít
hình hài, hơi hướm ấy. Thực ra, không hẳn là mình có ý học cho ra, bắt chước cho
giống đâu, vì chữ “sang” ấy khó học lắm, chả phải cứ cố là được, nhưng là một
cách vô thức, cái đẹp ấy nó cứ lan tỏa và ít nhiều thẩm thấu được vào mình. Thế
để hiểu vì sao các diễn viên lớp sau cứ bị bảo là ảnh hưởng các đàn anh, đàn
chị, nhưng quả thực, nhiều khi bất quá cũng chỉ là do vô thức.


Đấy là chữ
“Trần”, còn chữ “Lê” – trong cái tên của chị? Vẻ như không nhiều những điểm
chung giữa chị và mẹ chị nhỉ?

Về hình thức, thì đúng là tôi giống bố tôi
từ đầu tới cuối, đến từng cái móng tay và mẹ tôi thì không phải là người Hà Nội,
mà là người Hải Phòng. Nhưng họ ngoại cũng lại là một cảm thức rất đẹp trong ấn
tượng của tôi.


Bà ngoại tôi phải  nói là một người phụ nữ rất đẹp, thậm chí
có thể nói là ở mức nghiêng nước nghiêng thành. Bà lại còn thuộc týp phụ nữ sành
ăn sành mặc nữa, vì bà luôn quan niệm phụ nữ thì phải đẹp và nhất thiết, không
thể ẩu đoảng. Thế nên, tận đến khi đi đứng đa không vững mà bà tôi vẫn còn để ý
trau chuốt từng cái móng tay. Và bà nấu ăn thì ngon khủng khiếp, tới nỗi lúc bà
tôi không còn, có những cái vị không bao giờ chúng tôi còn được gặp lại nữa, dù
vẫn là món ấy, công thức ấy.


Còn ông ngoại tôi, thì là một nghệ sỹ lớn, thế
nên tới khi ông mất, có một bài báo đa viết rằng: “Hải Phòng từ đây vắng đi một
cái dáng liêu xiêu bên chiếc xe đạp cổ”. Ông thuộc mẫu người thánh thiện, lạc
quan đến mức hiếm có: ăn cái gì cũng thấy ngon, nhìn cái gì cũng thấy đẹp, luôn
luôn hồn nhiên yêu sống ngay cả khi mắc bệnh hiểm nghèo. Lên Hà Nội, đề phòng kẻ
cắp  ông “khóa” xe đạp bằng… cái khăn mùi soa, đến chết cười vì ông
cụ!


Sự hồn nhiên ấy hình
như là điều duy nhất chị không được thừa hưởng? Chị có biết người ta bảo: “Lê
Khanh là một… Hồng Nhung của làng kịch” không, để nói về sự khéo ở
chị?


Nói cách khác, là diễn kịch ở cả ngoài đời phải không? Ừ, thì cứ
cho đó là “diễn” đi, nhưng nếu cái “diễn” đó là xuất phát từ chỗ mình muốn được
“bắt chước” cái nếp ăn, nếp mặc, nếp đi đứng, hành xử của người Hà Nội cũ – như
chúng ta cùng yêu mến và muốn được như thế, thì lẽ nào là phản cảm?


Khi sự
hoàn hảo là không tưởng, vậy thì mỗi khi có thêm được một người muốn cố gắng
tiến gần hơn đến sự hoàn hảo, hà cớ gì chúng ta lại không khích lệ
họ?

Thực sự là chị không
thấy mệt mỏi sao, khi phải “diễn” cả đời, ở mọi nơi mọi lúc như thế?


Cố
nhiên, không ai có thể vừa sống vừa soi gương suốt ngày được, để rồi sau khi tự
chấm điểm cho mình, lại nghĩ: thôi mai mình sẽ bù vào. Thôi thì ai nói tôi
“diễn” cứ nói, miễn là thấy mình sống đúng là mình, bằng vào bản tính sẵn có của
mình, những điểm mạnh và cả những điểm yếu.

Ai bảo tôi chưa từng thất bại?

Cả trong công việc
cũng thế sao: “dĩ hòa vi quý”?


Lẽ dĩ nhiên tôi không hề là người dễ bảo
trong nghệ thuật, có thể cũng chỉ vì thần kinh yếu: khi tâm lý chưa được thoải
mái và “tư tưởng chưa thông” tôi sẽ không thể nào làm việc nổi. Tuy nhiên, tôi
có cách tranh luận riêng của tôi. Thường thì thay vì tranh cãi, tôi cố chứng
minh cách cảm của mình là đúng, bằng cách diễn nó ra. Trong nghề diễn, tôi nghĩ,
không có cách tranh cãi nào thuyết phục hơn cách ấy.


Nhưng ngay cả khi
cách làm ấy của chị vẫn không đưa đến tiếng nói chung thì sao?

Thường
thì cách ấy giúp tôi thành công, nhưng tất nhiên, cũng có những lần tôi và đạo
diễn không “gặp được” nhau. Trong trường hợp đó, hành xử của một người chuyên
nghiệp theo tôi vẫn phải là tôn trọng ý kiến tối cao của đạo diễn. Không bao giờ
nên chọn cách gay gắt quá. Nhất là với một người có thần kinh yếu như tôi: một
khi đa không nhịn được nữa mà để xảy ra xung đột, thì cái kiểu như mình lại bỗng
trở nên ghê gớm hơn bất kỳ ai, mình lại còn rất giỏi nhớ lâu thù dai nữa!


Thế nên, vẫn phải hạn chế tối đa xung đột. Trong đời thường, thì quan hệ một
khi đa sứt mẻ sẽ rất khó hàn gắn. Còn trong nghệ thuật, tranh cãi nếu gay gắt
quá sẽ rất dễ đánh mất cảm hứng sáng tạo.


Tôi rất ngạc nhiên khi nghe nói rằng
không ít lần chị thậm chí còn đi xin vai? Tại sao chị lại phải làm thế khi mình
đường đường là một tên tuổi?


Tại sao tôi lại không nên làm thế, khi mà
tôi tự thấy tôi yêu mến vai diễn đó, tôi phù hợp và tôi muốn được hóa thân vào
nó? Đúng là rất nhiều diễn viên ngại xin vai, nhưng tôi thì không. Tôi thậm chí
còn sẵn sàng xin vai ở kíp 2 thôi cũng được, nếu như tôi thực sự muốn có cơ hội
với vai diễn ấy. Không bao giờ tôi nề hà các vai lớn, nhỏ. Nhát ở ngoài đời thì
có, nhưng trong nghệ thuật, tôi lại là người rất lì và bạo.


Tôi không đơn
giản tý nào đâu, tôi ghê gớm lắm nhé! Cũng như ở ngoài đời, tôi rất chậm, ăn
chậm, nói chậm, nhưng trên sân khấu thì không hề nhé, nó cứ như là một quy luật
bù trừ vậy! May sao tôi được làm nghề diễn để có thể làm được những việc không
thể ngoài đời.


Khi người ta đi trên một con đường rải toàn hoa hồng: một
xuất phát điểm thuận lợi, sự ưu ái của giới làm nghề (Lê Khanh là trường hợp
hiếm hoi được phong danh hiệu NSƯT, NSND trước tuổi)… thì sự tự tin ấy âu cũng
là điều dễ hiểu?

Ai bảo con đường của tôi rải toàn hoa hồng, ai bảo tôi
không từng gặp thất bại? May mắn, đúng là có, nhưng đâu có ai có thể may mắn
được suốt đời, may mắn hết lần này đến lượt khác?


Để đạt được những điều bạn
nói, tôi thậm chí đa từng gặp phải một cú sốc tâm lý nặng nề ở thời điểm tưởng
chừng như chỉ toàn hoa hồng rải dưới chân mình. Năm 1986, Nhà hát Tuổi Trẻ có cơ
hội hợp tác với Pháp trong vở kịch “Chim sơn ca” – một trong những kiệt tác sân
khấu thế giới về Jeanne d’ Arc (Gian Đa) – người nữ anh hùng dân tộc kiệt xuất
về sau được phong Thánh của nước Pháp.


Trước khi vị đạo diễn người Pháp sang
để phối hợp dựng vở, đồng đạo diễn phía Việt Nam là NSND Nguyễn Đinh Nghi đa lựa
chọn tôi cho vai nữ chính đáng mơ ước ấy – một nhân vật giàu tính cách đến mức
về sau này, rất nhiều kinh nghiệm diễn xuất của tôi chính là được nẩy ra từ nó.
Thế nhưng điều bất ngờ là khi đạo diễn người Pháp sang đến nơi và cũng là khi
kịch bản đa được cho “vỡ hoang”, diễn mộc, thì quyết định đầu tiên gây choáng
váng của phía đối tác là: loại Lê Khanh.


Hãy thử hình dung xem tâm trạng của
tôi lúc đó thế nào: đang đường đường là một gương mặt nổi trội ở nhà hát, từng
thủ bao nhiêu vai chính trước đó và đang vô cùng háo hức với vai diễn mơ ước ấy,
thì bỗng dưng bị thải loại, chỉ vì một cái liếc mắt, đánh giá bề ngoài, mà không
kể gì đến tiểu sử nghề nghiệp, năng lực diễn xuất của diễn viên. Lòng kiêu hãnh
bị tổn thương, niềm tin vụn vỡ, thực sự lúc đó tôi hết sức choáng váng và xấu hổ
trước đồng nghiệp…


Chị nghĩ vì sao chị bị loại?

Đạo diễn cho
rằng hình thức của tôi không phù hợp và nhất là chiều cao của tôi không hài hòa
với dàn diễn viên của vở. Nhiều đồng nghiệp của tôi về sau cũng bảo: nếu như chỉ
nhìn vẻ bề ngoài, khi tôi chưa hóa trang, chưa bước ra sân khấu, thì rất nhiều
nhân vật tưởng chừng như rất khó vừa vặn với tôi…


Vậy cách nào để chị
đi qua được cú sốc đó?

Sau cơn choáng váng, tôi chỉ còn biết cách chấp
nhận thất bại và dẹp bỏ sang bên lòng tự ái của mình để có thể tận tâm tận ý với
chút cơ hội còn lại: vai diễn ở kíp phụ. Vì xác định cơ hội được học hỏi chuyên
gia nước ngoài là vô cùng hiếm hoi ở thời điểm đó, thế nên tôi hầu như có mặt
trong tất cả các buổi tập của kíp chính để âm thầm theo dõi các màn thị phạm,
cách xử lý của bạn diễn và luôn tự hỏi: Nếu là mình, thì mình sẽ diễn cảnh ấy
thế nào.


Thế rồi, lại một quyết định bất ngờ của ông đạo diễn người Pháp:
một lần, không hiểu sao, ông tự dưng mời tôi lên diễn thử. Phép thử ấy thường
thì chỉ kéo dài chừng 5 – 7 phút, nhưng tận tới 15 – 20 phút sau, vẫn không thấy
đạo diễn bảo dừng. Tôi bất ngờ có lại vai diễn trong mơ cũng trong một tình
huống trong mơ vậy!


Tôi mắc bệnh “thong thả”

Rất tiếc
tôi đa không được xem vai diễn trong mơ ấy của chị. Nhưng thực sự trong số những
vai mà tôi được xem, thì tôi thích nhất là vai Lý Chiêu Hoàng trong “Rừng trúc”.
Một vai diễn được chị làm sáng đến mức rất khó hình dung lại còn có thể có một
Lý Chiêu Hoàng khác không phải của Lê Khanh…

Đó thực sự là một vai
diễn khó khiến tôi phải vắt kiệt toàn bộ tâm trí. Nhất là ở trường đoạn vị vua
cuối cùng của triều Lý quyết định nhường ngôi và chuyển giao quyền lực cho nhà
Trần, ra đi thanh thản. Lúc ấy, tôi chỉ đứng cách cánh gà có chừng năm bước
chân, nếu như ai không nhìn kỹ thì đó đơn giản chỉ là đi vào.


Nhưng nếu như
tôi không tả cho được bước chân thanh nhẹ ấy, tôi sẽ không thể vẽ được một Lý
Chiêu Hoàng cao cả, bao dung, ra đi trong tư thế ngẩng cao đầu của một vị vua
chứ không phải với tư cách một người vợ thất sủng, một đứa con bị chối bỏ. Chỉ
là mấy bước đi nhưng nó phải chở trên mình niềm tự hào của một vương triều lừng
lẫy đa có lịch sử tồn tại hơn 200 năm, và giờ là lúc xong nghiệp lớn, chuyển
giao quyền lực một cách đàng hoàng, đĩnh đạc.


Bước chân ấy, đạo diễn không
bày được, mà chỉ có thể tự mình chỉ bảo cho mình. Khi xem tôi diễn cảnh đấy, cố
đạo diễn Nguyễn Đinh Nghi đa hỏi: “Sao con lại có cái kiểu quay đi như thế?”.
Tôi sướng lịm người vì hiểu rằng đấy là một lời khen hiếm hoi ở một vị đạo diễn
vốn dĩ kiệm lời.


Biết rõ
trong nghệ thuật có những cái không thể cầm tay chỉ việc được, vì sao chị vẫn
tâm huyết với nghề đứng lớp?


Một lựa chọn khiến nhiều người bảo tôi:
Điên! Vì làm gì có… tiền ở những nơi ấy, thù lao đứng lớp thì quá là khiêm
tốn, bất quá chỉ đủ đổ xăng và rửa xe; đầu vào thì quá kém vì tấm bằng nghệ
thuật giờ đây không còn là lựa chọn được ưu tiên của các em.


Thế nên, khi
nhập cuộc, tôi cũng phải công nhận mọi người sợ là đúng. Nhưng vẫn phải chấp
nhận loại “bột” mà mình có, để có thể biến những cái khập khiễng ấy thành một
niềm hy vọng. Tôi tự cho rằng đấy là món nợ phải trả của tôi sau nhiều may mắn
gặp được trên đường nghề và vì thế, cái “lộc bất tận hưởng” mà tôi có thể chia
cho các em ấy là hiệt huyết và kinh nghiệm mà mình có.


“Nuôi tài năng trong lồng kính” như thế,
chị dùng dưỡng khí gì?


Cũng vất lắm, nhưng bằng mọi cách có thể, tôi cố
hết sức khích lệ lòng tự tin ở các em, bởi làm nghệ thuật mà không  biết cách
đặt lòng tin vào mình, anh chắc chắn sẽ thua cuộc trước chính mình. Thiếu sĩ
diện sẽ khiến anh lơ
đang và trật tay lái. Mặt khác, tôi cũng khuyên các em
cần tỉnh táo hơn trước lựa chọn của mình, khi cuộc sống bày ra biết bao ngành
nghề để lựa chọn, trong khi sự trả giá mà nghệ thuật đoi hỏi là không hề nhỏ. Là
khuyên như vậy, nhưng trên thực tế, chính tôi cũng phải ngạc nhiên khi có những
lựa chọn lúc mới đầu thì tưởng như rất lệch lạc, nhưng về sau bỗng dưng lại bứt
phá rất nhanh. Đó theo tôi có thể là sức mạnh của lòng tin và sự sĩ
diện.


Dạy học trò về lòng tin, nhưng vẻ như chính chị lại chưa tự tin
trong vai trò đạo diễn?

À, thì đó lại là một “bệnh” khác: Bệnh thong
thả. Như đã “giải trình”, do thần kinh yếu nên tôi thuộc dạng không làm được
cùng lúc nhiều việc và chỉ có thể làm tốt một việc khi không bị hoàn cảnh câu
thúc. Việc tôi đang phải làm lúc này là hoàn thành nốt tấm bằng thạc sĩ đạo diễn
sân khấu, chỉ để được quyền đứng lớp và vì thế, chưa phải lúc để tôi nghĩ đến
việc dựng tiếp vở thứ hai. Thiếu tự tin, có thể. Nhưng một phần nữa, chắc cũng
vì nghề đạo diễn chưa đủ hớp hồn mình, bởi nếu phải lựa chọn giữa “đạo” và
“diễn”, tôi vẫn chọn diễn. Vậy hãy đợi khi nào mình có đủ hoài bão và khát khao,
lúc ấy mình lại trèo lên ngựa.


Chí Trung nói rằng, chị đứng lớp thì hợp,
nhưng làm đạo diễn thì chưa chắc, vì cái mà chị có thể mang lại cho khán giả sự
bình an, nhưng khán giả kịch thì lại không khoái được bình an?

Bình an
à? Từ này “lạ” nhỉ, tôi chưa nghĩ đến. Một vở diễn dù hay hay dở chưa đủ để nói
lên quá trình của một đạo diễn. Kệ chứ, chưa biết được! Vì biết đâu sân khấu hôm
nay vẫn cần lắm những vở kịch giàu chất thơ, khi nhiều vẻ đẹp lãng mạn đang dần
mất đi trong đời sống…


Chị đã từng vào “làm thơ” tại IDECAF. Thậm chí
lúc đó đã có lo ngại chị sẽ thẳng đà “Nam tiến” và Hà Nội “mất” chị. Nhưng vì
sao Hà Nội lại gọi được chị về nhỉ? Chị khó mà trụ được lâu hơn trong môi trường
kịch Nam hay vì quá gắn bó với Hà Nội?

Lẽ dĩ nhiên có nhiều lý do, nhưng
chắc chắn là có lý do này: tôi chẳng có lý do gì để rời bỏ Hà Nội cả, khi mà
mình đa được quá nhiều thứ ở mảnh đất ấy. Tìm được một chỗ đứng cho mình trên
sân khấu, dù là Nam hay Bắc, với tôi tới lúc ấy không phải là chuyện khó hay dễ
nữa. Bản lĩnh sân khấu đến một lúc nào đó sẽ tạo ra chỗ đứng cho người nghệ sỹ.


Tôi không vào Nam để thi thố với bạn nghề mà là để học hỏi và thanh lọc
mình, khi được tận mắt chứng kiến một không khí làm nghề hết sức chuyên nghiệp
và sôi động, còn khán giả thì nồng nhiệt hết sức. Chính khán giả đa cho người
nghệ sỹ cơ hội được rèn nghề mỗi lúc một điêu luyện hơn và điều đó đa khiến tôi
rất thèm muốn và khâm phục.


“Đóng gái điếm lại thành ra trinh
nữ”

Còn một Lê Khanh của điện ảnh, chị nỡ quên nó sao? Tôi đa
rất yêu chị trong “Mùa hè chiều thẳng đứng”!

À, ừ, phim ấy yêu nhỉ, mấy
ai yêu Hà Nội tinh tế được như Trần Anh Hùng! Quên sao được, nhớ đến chết là
khác! Nhưng biết làm sao khi mình tệ thế này đây, không bao giờ làm được cùng
lúc nhiều việc…


Lạ là cả một dịp Đại lễ với một loạt phim lịch sử thế
mà lại không có lấy một cơ hội cho Lê Khanh – lựa chọn số 1 cho những vai xiêm
áo? Hay có thể là chị không quên, nhưng người ta đa quên chị?

Người ta
không quên đâu, tôi chắc đấy! Lẽ ra vừa rồi tôi cũng đa có dịp được về lại
trường quay cho một vai như vậy, nhưng rồi chỉ là vì không thu xếp được một việc
riêng mà đành bỏ lỡ.


Đi trọn một nghiệp diễn với không ít vai diễn để đời,
lời khen nào làm chị thấy mãn nguyện nhất?


Một đạo diễn có nghề ở phía Nam
từng nói với tôi: “Em có đóng vai con điếm thì ở em vẫn cứ toát lên vẻ trinh nữ,
có ăn vận kiểu đồng nát thì trông cũng vẫn “tươm” lắm!”. Cũng có người dùng từ
“nhàn nhã” để tả lối diễn của tôi.


“Đóng gái điếm lại thành ra trinh nữ”
– Đấy mà là thành công ư?

Ý của người nói, theo tôi hiểu, là vẻ đẹp nội
tâm ẩn sâu trong mỗi con người và sứ mệnh của người nghệ sỹ là phải giúp phát lộ
ra những cái đẹp tiềm ẩn ấy. Cũng như, không thiếu những vai khôn ngoan xảo
quyệt lại được che đậy bằng cái vỏ đẹp đẽ bề ngoài. Thành công chỉ đến khi mình
tìm được chiếc chìa khóa riêng để mở nó, cái duyên cớ riêng của nó.


Đã
bao giờ chị cảm thấy: chữ “sang” ấy ở chị cũng có lúc làm khó chị, để có được
những hóa thân đa dạng hơn không?

Xem tôi diễn hài trong “Đời cười 8”
chưa? Tôi thậm chí còn cả gan… văng tục trên sân khấu nữa cơ mà! Trông nhẹ hều
thế thôi, nhưng văng tục trên sân khấu là khó lắm đấy, bởi nói ra thì dễ, nhưng
làm sao cho khán giả nghe được thì lại là một nhẽ khác. Muốn vậy, làm gì cũng
phải rõ cơn cớ của nó chứ không thể cứ tùy hứng mà được, và phải biết cách cài
cắm, nhấn nhá sao cho khéo để chữ không bị thô, ý không bị tục.


Một vai
diễn bé tý, không hiểu sao chị vẫn nhận!

Vai diễn lớn nhỏ hay không, nó
là do mình. Một đời diễn, đâu thể chỉ ngồi chờ những vai lớn. Vai nhỏ, nhưng nếu
mình biết biến không thành có và luôn ý thức rằng: làm nghề chuyên nghiệp là
phải thế, là làm gì cũng phải ra tấm ra món thì dù là vai nhỏ, khán giả người ta
vẫn nhớ nó như thường, và không hề làm mình nhỏ đi.


Phải công nhận là chị
“diễn tục” rất giỏi! Chẳng hạn như trong “Mùa hè chiều thẳng đứng”, cảnh chị âu
yếm chồng trên đường, tôi đa không thể tin vào mắt mình khi thấy… tay chị lại
có thể “nghịch” đến thế…


Thế nhưng bạn có thấy nó là phản cảm không? Trần
Anh Hùng đâu cho phép tôi được làm thế! Lên phim, nếu làm không khéo, sẽ rất
thô. Vì vậy, trước khi “nghịch dại”, nhân vật của tôi đa phải láu lỉnh đánh mắt
nhìn ra chung quanh xem chừng – như thế, thì lại thành ra e
ấp…


Chí Trung khen chị:
trên sân khấu, chị rất giỏi “nâng” bạn diễn, đó hẳn phải là chủ ý?


Tôi
cho là bạn mình đa quá khen mình. Chuyện thực ra đơn giản hơn nhiều: cũng như
ngoài đời, người nói thì phải có kẻ nghe. Trên sân khấu cũng vậy, trừ khi đó là
màn độc thoại.


Trong kỹ thuật biểu diễn, đấy là yêu cầu tối thiểu. Nếu như
mình không biết lắng nghe, mình sẽ rất khó định vị được cảm xúc của mình, không
nuôi được nó. Có gì đâu, đó đơn giản chỉ là một sự chăm chỉ để không đi chệch
khỏi đường dây tâm lý của nhân vật. Điểm mạnh của tôi, nếu cần nói ra, thì chính
là ở đó: luôn nắm rất chắc đường dây tâm lý nhân vật.


Chính vậy mà trong lúc
tập vở, ngay cả khi giải lao, mặc cho xung quanh cười nói lao xao, kiểu gì tôi
cũng phải tìm kỳ được cho mình một góc thật yên để được tiếp tục đắm chìm vào
vai diễn. Nếu để mình bị bật ra khỏi “bầu khí quyển” ấy, tôi sẽ không thể “thở
sâu” và “hà hơi tiếp sức” được cho vai diễn.


Vậy đâu là điểm yếu của
chị?

Là tôi gần như không có khả năng làm việc trong một hoàn cảnh có
quá nhiều áp lực. Và hầu như tôi làm gì cũng rất mất thời gian vì cái bệnh cầu
toàn, thiếu linh hoạt, duy tình nặng hơn duy lý…


Đó có phải là lý do để
đến tận giờ này vẫn không có một Lê Khanh – trưởng đoàn hay phó giám đốc Nhà
hát?

Mà hẳn hoi là được các đời lãnh đạo đều ưu ái coi là hạt giống tốt
đấy nhé! Nhiều khi ngồi nghĩ đến mấy chữ ấy tôi thấy nghe cũng oai gớm! Và quan
trọng hơn, là được làm những gì mình muốn. Nhưng nghe chừng là chịu, vì cũng từ
cái bệnh thần kinh yếu mà ra: chỉ cần nghe người ta to tiếng là mình đa thấy
đinh tai, rồi có khi chưa nói đa khóc, thì sao bảo được người ta nghe
mình?


Đài từ yếu nghe nói cũng từng là một điểm yếu ở người không quen
“to tiếng”?

Cũng may, qua thời gian, sự khổ luyện, cộng với kinh nghiệm
nhả hơi lấy chữ, cường độ làm việc và tần suất vai diễn… bằng ấy thứ dần dần
đa dạy mình biết cách làm cho tiếng mình trở nên to hơn, giọng mình trở nên vang
hơn, sáng hơn. “Mèo hen” thật đấy, nhưng trong nghệ thuật thì đúng là tôi luôn
sẵn sàng sống chết!


Nghe
nói sắp tới chị sẽ trở lại với hài, sau khi từng đảo qua nó. Chị không nhìn thấy
những “gương tày liếp” sao: không ít sao chính kịch sau khi chạy theo hài đa bị
“cắt cầu” về lại với chính kịch?


Nhiều thì không nên, nhưng thi thoảng,
với mình, tôi nghĩ cũng là vui chứ? Nó là một khám phá thú vị về mình. Tuy
nhiên, cũng chính vì sợ bị “cắt cầu” mà không bao giờ tôi dám đeo đuổi nó đến
cùng bởi tôi sợ, tôi sẽ không quay về được. Làm gì, theo tôi cũng cần biết điểm
dừng!


Đã một năm nay, chị vắng bóng trên sàn diễn. Phải chăng đa đến lúc
chị tính đến chuyện “dừng”, sau khi đa sở hữu một bộ sưu tập các vai diễn đáng
mơ ước?

Không bao giờ có chữ “đủ” ở đây! Nếu nói không mong chờ những
vai diễn mới, thì đó là nói dối. Không thể giấu là tôi luôn mong chờ nó.


Xin
cảm ơn chị!

Bài: Thư Quỳnh
Ảnh: Hải
Thanh

From the same category