– Đang có một sự nghiệp rất ổn định tại Mỹ, điều gì khiến anh quyết định quay trở về Việt Nam lập nghiệp?
– Tháng 6/1994, tôi nhận được món quà đặc biệt khi tốt nghiệp từ cha mẹ mình: một chuyến du lịch quay về Việt Nam lần đầu tiên kể từ sau khi đến Mỹ vào năm 1975. Chuyến đi ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Đứng trên những thửa ruộng bậc thang tại Sapa và được bao quanh bởi vẻ đẹp hùng vĩ ấy khiến tôi tự hứa với lòng rằng nhất định phải tìm kiếm cơ hội quay về đây sinh sống và làm việc. Tôi được truyền cảm hứng rất nhiều từ vẻ đẹp, năng lượng tràn trề, tiềm lực dồi dào của quê hương và tin chắc rằng nếu được góp sức trong thời điểm đất nước chuyển mình sẽ là một thời khắc khó quên trong đời.
Phải sau 15 năm vừa sống và làm việc tại New York, Singapore và Virginia tôi mới có cơ hội thật sự tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính vào năm 2008. Bước chuyển này dù có hơi khó khăn nhưng quan trọng là tôi đã vượt qua được nhiều thách thức và tự hào khẳng định rằng sau 8 năm gầy dựng sự nghiệp tại đây tôi biết mình đã quyết định chính xác. Đây quả là một hành trình đầy phấn khích tuy vậy điều tốt đẹp nhất vẫn còn đang ở phía trước.
– Anh đã rất thành công với hai lĩnh vực đang “hái ra tiền” là đầu tư bất động sản và tài chính nhưng dường như bao nhiêu đó vẫn chưa đủ thì phải?
– Đúng là công việc kinh doanh của tôi tại Việt Nam đều gắn liền với hai lĩnh vực trên nhưng khi Wilfred Uytengsu, một người bạn đến từ Philippines, ngỏ ý muốn tôi cùng tham gia dự án đem IRONMAN về Việt Nam thì tôi… không thể từ chối được dù rằng bản thân chưa hề có kinh nghiệm tổ chức bất kỳ một sự kiện thể thao nào trước đây. Có ba nguyên nhân khiến tôi gật đầu. Thứ nhất Việt Nam sở hữu đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một điểm đến du lịch kết hợp thể thao dành cho các vận động viên nước ngoài nếu chúng ta biết cách đầu tư. Thứ hai là trong vài năm trở lại đây một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đã và đang bắt đầu quan tâm đến vấn đề sức khỏe cá nhân và tập luyện thể thao. Những hoạt động như Ironman 70.3 sẽ góp phần nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho người dân dù rằng tại Việt Nam nó vẫn còn khá mới. Cuối cùng, là một người vô cùng đam mê thể thao cũng như đã tham gia nhiều cuộc thi quốc tế tương tự, trong đó có IRONMAN, tôi không thể nói không với cơ hội lớn như thế này.
– Thể thao đóng vai trò như thế nào đối với anh?
– Dĩ nhiên là ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc đời của tôi. Có thể bạn không tin nhưng khi còn nhỏ tôi chẳng phải là một cậu bé yêu thích thể thao gì cho cam, thậm chí khi 12 tuổi trong một cuộc thi chạy tôi gần như là người về đích cuối cùng bị bạn bè cùng lớp bỏ xa. Khi ấy chẳng bao giờ tôi tin được sau này mình sẽ trở thành một vận động viên ba môn phối hợp. Mọi chuyện thay đổi vào năm 15 tuổi khi tôi buộc phải có nhiều hoạt động ngoại khóa nổi trội nhằm giúp học bạ của mình có lợi thế trong việc chọn trường đại học tốt về sau. Cuối cùng tôi quyết định chọn điền kinh (gồm chạy trong sân vận động, chạy đường trường và chạy xuyên quốc gia) cùng đấu vật. Không phải bởi vì tôi yêu thích những loại hình này mà đơn giản vì tôi không tốn quá nhiều chi phí cho các dụng cụ đi kèm. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một đôi giày chạy và đồng phục do nhà trường phát.
Nhờ thể thao mà tôi học được cách làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức mình, vượt qua nỗi đau thể chất và tinh thần để đạt được mục đích trong cuộc sống và công việc. Thông qua đó tôi còn nhận ra rằng trở thành một nhân vật xuất chúng hay một lãnh đạo tài ba không hẳn phải là một người cực kỳ xuất sắc. Còn nhớ khi học trung học, tôi được huấn luyện viên và đồng đội chọn là đội trưởng đội điền kinh của trường không phải vì người chạy nhanh nhất mà bởi vì đạo đức và thái độ tích cực trong học tập và tập luyện. Giờ đây tôi lại có cơ hội để truyền tải thông điệp ý nghĩa này thông qua những hoạt động thể thao như VNG IRONMAN 70.3 hoặc Champion Dash mà tôi đã, đang, và sẽ thực hiện.
– Theo anh giữa thể thao và kinh doanh có sự tương quan như thế nào?
– Thể thao và kinh doanh đều giống nhau ở chỗ nếu muốn thành công phải đánh bại đối thủ hoặc chí ít là vượt qua chính mình để luôn hoàn thiện bản thân. Để làm được điều đó cần đặt ra mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch để thực hiện. Chăm chỉ làm việc, tập trung cao độ và giữ vững tinh thần bền bỉ là chìa khóa quan trọng trong chặng đường tiến đến vinh quang. Ngoài ra tôi cũng đánh giá cao tinh thần làm việc đội nhóm khi thành công cá nhân luôn rất khó để đạt được. Ngay chính trong những cuộc thi ba môn phối hợp điều này càng thể hiện rõ hơn dù rằng chỉ có một cá nhân thi đấu. Bởi nếu không có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, huấn luyện viên hay chuyên gia dinh dưỡng thì các vận động viên rất khó để nhận biết khả năng của mình đến đâu trong cuộc thi.
– Môn thể thao yêu thích của anh là gì?
-Tôi thường bị hấp dẫn bởi những môn thiên về phiêu lưu mạo hiểm nơi mà tôi sẽ vật lộn với mọi thử thách và đẩy bản thân tới một giới hạn hoàn toàn mới. Tuy sở trường là ba môn phối hợp nhưng tôi cũng rất thích leo núi và từng leo lên tới đỉnh của hai trong số những ngọn núi cao nhất tại Nam Mỹ (Aconcagua) và châu Mỹ (Kilimanjaro), chưa kể đến những ngọn núi khác tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp và Mỹ. Một số môn khác mà tôi cũng thường chơi là trượt tuyết, chạy bộ địa hình và tham gia các cuộc đua vượt chướng ngại vật.
– Vậy đã bao giờ anh rơi vào hiểm nguy “sống còn” khi tham gia các môn thể thao này chưa?
Có chứ. Hầu hết những bộ môn kể trên đều thử thách về trí lực và thể lực của con người cũng như luôn đặt bạn vào những tình huống không thể đoán trước, trong số đó nguy hiểm nhất là leo núi. Nguy hiểm khi leo núi đến từ những yếu tố khách quan như tuyết lở, đá rơi, địa hình hiểm trở, khí hậu thay đổi đột ngột… có thể lấy đi mạng sống của bất kỳ nhà leo núi nào, kể cả chuyên nghiệp hay không. Nói cách khác leo núi nghĩa là phải kiên nhẫn chịu đựng gian khổ trong khoảng thời gian vô tận.
Tôi vẫn còn nhớ như in những gì mà tôi trải qua trong chuyến leo núi Aconacagua vào năm 2003. Suốt hai tuần rưỡi tôi gần như bị “đun sôi” vào ban ngày, đông cứng vào ban đêm, đầu đau như búa bổ, chán ăn, thèm ngủ vì sự thay đổi độ cao. Không có nhiều kinh nghiệm leo núi cho nên suốt cả hành trình sự đau đớn đã mài mòn thể lực và tinh thần của tôi rất nhiều. Bạn biết không đó cũng là bài học lớn nhất mà tôi rút ra được sau chuyến đi ấy: một khi tinh thần xuống dốc thì cơ thể cũng bị kéo theo và chờ đợi phía trước là thất bại. Vì vậy cho dù còn rất non kém và không đủ tinh lực tôi vẫn từ chối bỏ cuộc. Phần còn lại của hành trình tôi cứ nhìn thẳng về phía trước vừa đi vừa niệm chú “(Chân)Trái, (chân) phải, (chân) trái, (chân) phải” để chạm đến đỉnh núi và an toàn quay trở về. Những môn thể thao này thử thách thể lực là hiện hữu nhưng thử thách lớn nhất lại nằm ở chính tâm trí của bạn. Thành công hay không là phải vượt qua nó.
– Phương châm sống của anh là gì?
“Không gì là không thể”. Đừng nghĩ rằng bạn không thể làm được gì nếu không bắt tay vào thực hiện. Với kim chỉ nam ấy tôi khá may mắn khi gần như đạt được gần hết những mục tiêu đặt ra cho bản thân như vượt qua nỗi sợ bơi lội để hoàn thành cuộc đua ba môn phối hợp đầu tiên trong đời, tổ chức thành công VNG IRONMAN 70.3 mùa đầu tiên và thậm chí là quay trở lại quê hương quyết tâm lập nghiệp với vốn tiếng Việt ít ỏi. Tôi mong rằng về sau tôi sẽ truyền cảm hứng này đến các con của mình và cả cộng đồng mà tôi đang sinh sống và làm việc.
– Ai là người truyền cảm hứng cho anh nhiều nhất trong cuộc sống?
– Mẹ luôn là nguồn cảm hứng vĩ đại nhất đối với tôi. Bà rời Việt Nam khi mới 22 tuổi cùng với hai anh em tôi và không thể mô tả hết những khó khăn mà bà phải vượt qua để xây dựng một cuộc sống hoàn toàn mới tại nơi đất khách quê người, hơn nữa bà lại là một bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên dẫu có khó khăn, bà vẫn vững vàng đối mặt với tất cả sự kiên cường, khoan dung và linh hoạt. Bài học lớn nhất mà tôi học được từ mẹ đó là không bao giờ được từ bỏ và luôn làm điều tử tế.
– Được biết anh vừa trở về từ chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng. Cảm nhận của anh về “bảo vật của Việt Nam” như thế nào?
– Sau khi đọc bài viết về Sơn Đoòng trên National Geographic vào năm 2011 tôi ao ước được đặt chân đến đó một lần trong đời và dĩ nhiên tôi không bỏ lỡ cơ hội khi được mời tham gia vào chuyến thám hiểm Sơn Đoòng cuối tháng 5 vừa rồi. Tôi chỉ có thể nói rằng có mặt tại hang động lớn nhất hành tinh ấy bạn như được dịch chuyển đến một thế giới hoàn toán khác. Có những khoảnh khắc đem đến cảm giác không khác gì trong phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” hay “Công viên kỷ Jura”, thậm chí chúng tôi còn háo hức chờ đợi một chú khủng long xuất hiện ở một góc nào đó của hang động kỳ vĩ này. Trải nghiệm hành trình 5 ngày không internet, không các thiết bị điện tử mà chỉ có khung cảnh hùng vĩ của thế giới thiên nhiên khiến tôi cảm thấy mình quá sức may mắn khi đứng tại nơi đấy. Đồng thời nhận ra cần có trách nhiệm to lớn khi phải gìn giữ báu vật này cho con cháu đời sau để ai ai cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của Sơn Đoòng.
– Cảm ơn những chia sẻ thú vị và đầy cảm hứng của anh!
Anh đã rất thành công với hai lĩnh vực đang “hái ra tiền” là đầu tư bất động sản và tài chính nhưng dường như bao nhiêu đó vẫn chưa đủ thì phải?
Đúng là công việc kinh doanh của tôi tại Việt Nam đều gắn liền với hai lĩnh vực trên nhưng khi Wilfred Uytengsu, một người bạn đến từ Philippines, ngỏ ý muốn tôi cùng tham gia dự án đem IRONMAN về Việt Nam thì tôi… không thể từ chối được dù rằng bản thân chưa hề có kinh nghiệm tổ chức bất kỳ một sự kiện thể thao nào trước đây. Có ba nguyên nhân khiến tôi gật đầu. Thứ nhất Việt Nam sở hữu đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một điểm đến du lịch kết hợp thể thao dành cho các vận động viên nước ngoài nếu chúng ta biết cách đầu tư. Thứ hai là trong vài năm trở lại đây một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đã và đang bắt đầu quan tâm đến vấn đề sức khỏe cá nhân và tập luyện thể thao. Những hoạt động như Ironman 70.3 sẽ góp phần nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho người dân dù rằng tại Việt Nam nó vẫn còn khá mới. Cuối cùng, là một người vô cùng đam mê thể thao cũng như đã tham gia nhiều cuộc thi quốc tế tương tự, trong đó có IRONMAN, tôi không thể nói không với cơ hội lớn như thế này.
Thể thao đóng vai trò như thế nào đối với anh?
Dĩ nhiên là ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc đời của tôi. Có thể bạn không tin nhưng khi còn nhỏ tôi chẳng phải là một cậu bé yêu thích thể thao gì cho cam, thậm chí khi 12 tuổi trong một cuộc thi chạy tôi gần như là người về đích cuối cùng bị bạn bè cùng lớp bỏ xa. Khi ấy chẳng bao giờ tôi tin được sau này mình sẽ trở thành một vận động viên ba môn phối hợp. Mọi chuyện thay đổi vào năm 15 tuổi khi tôi buộc phải có nhiều hoạt động ngoại khóa nổi trội nhằm giúp học bạ của mình có lợi thế trong việc chọn trường đại học tốt về sau. Cuối cùng tôi quyết định chọn điền kinh (gồm chạy trong sân vận động, chạy đường trường và chạy xuyên quốc gia) cùng đấu vật. Không phải bởi vì tôi yêu thích những loại hình này mà đơn giản vì tôi không tốn quá nhiều chi phí cho các dụng cụ đi kèm. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một đôi giày chạy và đồng phục do nhà trường phát.
Nhờ thể thao mà tôi học được cách làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức mình, vượt qua nỗi đau thể chất và tinh thần để đạt được mục đích trong cuộc sống và công việc. Thông qua đó tôi còn nhận ra rằng trở thành một nhân vật xuất chúng hay một lãnh đạo tài ba không hẳn phải là một người cực kỳ xuất sắc. Còn nhớ khi học trung học, tôi được huấn luyện viên và đồng đội chọn là đội trưởng đội điền kinh của trường không phải vì người chạy nhanh nhất mà bởi vì đạo đức và thái độ tích cực trong học tập và tập luyện. Giờ đây tôi lại có cơ hội để truyền tải thông điệp ý nghĩa này thông qua những hoạt động thể thao như VNG IRONMAN 70.3 hoặc Champion Dash mà tôi đã, đang, và sẽ thực hiện.
Theo anh giữa thể thao và kinh doanh có sự tương quan như thế nào?
Thể thao và kinh doanh đều giống nhau ở chỗ nếu muốn thành công phải đánh bại đối thủ hoặc chí ít là vượt qua chính mình để luôn hoàn thiện bản thân. Để làm được điều đó cần đặt ra mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch để thực hiện. Chăm chỉ làm việc, tập trung cao độ và giữ vững tinh thần bền bỉ là chìa khóa quan trọng trong chặng đường tiến đến vinh quang. Ngoài ra tôi cũng đánh giá cao tinh thần làm việc đội nhóm khi thành công cá nhân luôn rất khó để đạt được. Ngay chính trong những cuộc thi ba môn phối hợp điều này càng thể hiện rõ hơn dù rằng chỉ có một cá nhân thi đấu. Bởi nếu không có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, huấn luyện viên hay chuyên gia dinh dưỡng thì các vận động viên rất khó để nhận biết khả năng của mình đến đâu trong cuộc thi.
Môn thể thao yêu thích của anh là gì?
Tôi thường bị hấp dẫn bởi những môn thiên về phiêu lưu mạo hiểm nơi mà tôi sẽ vật lộn với mọi thử thách và đẩy bản thân tới một giới hạn hoàn toàn mới. Tuy sở trường là ba môn phối hợp nhưng tôi cũng rất thích leo núi và từng leo lên tới đỉnh của hai trong số những ngọn núi cao nhất tại Nam Mỹ (Aconcagua) và châu Mỹ (Kilimanjaro), chưa kể đến những ngọn núi khác tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp và Mỹ. Một số môn khác mà tôi cũng thường chơi là trượt tuyết, chạy bộ địa hình và tham gia các cuộc đua vượt chướng ngại vật.
Vậy đã bao giờ anh rơi vào hiểm nguy “sống còn” khi tham gia các môn thể thao này chưa?
Có chứ. Hầu hết những bộ môn kể trên đều thử thách về trí lực và thể lực của con người cũng như luôn đặt bạn vào những tình huống không thể đoán trước, trong số đó nguy hiểm nhất là leo núi. Nguy hiểm khi leo núi đến từ những yếu tố khách quan như tuyết lở, đá rơi, địa hình hiểm trở, khí hậu thay đổi đột ngột… có thể lấy đi mạng sống của bất kỳ nhà leo núi nào, kể cả chuyên nghiệp hay không. Nói cách khác leo núi nghĩa là phải kiên nhẫn chịu đựng gian khổ trong khoảng thời gian vô tận.
Tôi vẫn còn nhớ như in những gì mà tôi trải qua trong chuyến leo núi Aconacagua vào năm 2003. Suốt hai tuần rưỡi tôi gần như bị “đun sôi” vào ban ngày, đông cứng vào ban đêm, đầu đau như búa bổ, chán ăn, thèm ngủ vì sự thay đổi độ cao. Không có nhiều kinh nghiệm leo núi cho nên suốt cả hành trình sự đau đớn đã mài mòn thể lực và tinh thần của tôi rất nhiều. Bạn biết không đó cũng là bài học lớn nhất mà tôi rút ra được sau chuyến đi ấy: một khi tinh thần xuống dốc thì cơ thể cũng bị kéo theo và chờ đợi phía trước là thất bại. Vì vậy cho dù còn rất non kém và không đủ tinh lực tôi vẫn từ chối bỏ cuộc. Phần còn lại của hành trình tôi cứ nhìn thẳng về phía trước vừa đi vừa niệm chú “(Chân)Trái, (chân) phải, (chân) trái, (chân) phải” để chạm đến đỉnh núi và an toàn quay trở về. Những môn thể thao này thử thách thể lực là hiện hữu nhưng thử thách lớn nhất lại nằm ở chính tâm trí của bạn. Thành công hay không là phải vượt qua nó.
Phương châm sống của anh là gì?
“Không gì là không thể”. Đừng nghĩ rằng bạn không thể làm được gì nếu không bắt tay vào thực hiện. Với kim chỉ nam ấy tôi khá may mắn khi gần như đạt được gần hết những mục tiêu đặt ra cho bản thân như vượt qua nỗi sợ bơi lội để hoàn thành cuộc đua ba môn phối hợp đầu tiên trong đời, tổ chức thành công VNG IRONMAN 70.3 mùa đầu tiên và thậm chí là quay trở lại quê hương quyết tâm lập nghiệp với vốn tiếng Việt ít ỏi. Tôi mong rằng về sau tôi sẽ truyền cảm hứng này đến các con của mình và cả cộng đồng mà tôi đang sinh sống và làm việc.
Ai là người truyền cảm hứng cho anh nhiều nhất trong cuộc sống?
Mẹ luôn là nguồn cảm hứng vĩ đại nhất đối với tôi. Bà rời Việt Nam khi mới 22 tuổi cùng với hai anh em tôi và không thể mô tả hết những khó khăn mà bà phải vượt qua để xây dựng một cuộc sống hoàn toàn mới tại nơi đất khách quê người, hơn nữa bà lại là một bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên dẫu có khó khăn, bà vẫn vững vàng đối mặt với tất cả sự kiên cường, khoan dung và linh hoạt. Bài học lớn nhất mà tôi học được từ mẹ đó là không bao giờ được từ bỏ và luôn làm điều tử tế.
Được biết anh vừa trở về từ chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng. Cảm nhận của anh về “bảo vật của Việt Nam” như thế nào?
Sau khi đọc bài viết về Sơn Đoòng trên National Geographic vào năm 2011 tôi ao ước được đặt chân đến đó một lần trong đời và dĩ nhiên tôi không bỏ lỡ cơ hội khi được mời tham gia vào chuyến thám hiểm Sơn Đoòng cuối tháng 5 vừa rồi. Tôi chỉ có thể nói rằng có mặt tại hang động lớn nhất hành tinh ấy bạn như được dịch chuyển đến một thế giới hoàn toán khác. Có những khoảnh khắc đem đến cảm giác không khác gì trong phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” hay “Công viên kỷ Jura”, thậm chí chúng tôi còn háo hức chờ đợi một chú khủng long xuất hiện ở một góc nào đó của hang động kỳ vĩ này. Trải nghiệm hành trình 5 ngày không internet, không các thiết bị điện tử mà chỉ có khung cảnh hùng vĩ của thế giới thiên nhiên khiến tôi cảm thấy mình quá sức may mắn khi đứng tại nơi đấy. Đồng thời nhận ra cần có trách nhiệm to lớn khi phải gìn giữ báu vật này cho con cháu đời sau để ai ai cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của Sơn Đoòng.
Cảm ơn những chia sẻ thú vị và đầy cảm hứng của anh!