1. Tính ngày theo chu kỳ kinh nguyệt
Đối với người có chu kỳ kinh nguyệt từ 28-30 ngày thì ngày rụng trứng thường bắt đầu từ ngày thứ 12-16. Vì vậy, một tuần trước ngày “đèn đỏ” và một tuần sau ngày hết kinh nguyệt được xem là thời điểm an toàn để “yêu”. Hiệu quả ngừa thai có thể đạt 90%. Điểm mạnh của phương pháp này là không tốn kém, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>>Hạn chế: Chỉ áp dụng cho người có kinh nguyệt đều đặn hoặc xê dịch không nhiều. Bên cạnh đó, nếu người vợ có sự thay đổi về tâm lý, nội tiết bất ngờ khi chồng sinh hoạt không đều đặn, đi lại quá nhiều… trứng cũng có thể rụng bất kỳ (ngoài phạm vi từ ngày thứ 12-16 của chu kỳ kinh nguyệt như nói trên) nên vẫn có thể mang thai.
2. Xuất binh ra ngoài
Để xuất quân ra ngoài đúng thời điểm đòi hỏi phải có sự chủ động của người chồng. Hiệu quả của phương pháp này không cao, chỉ đạt 60-70% vì trong dịch tiết ra từ dương vật trước khi xuất binh vẫn có thể có tinh trùng. Ngoài ra, không phải ông chồng nào cũng có khả năng kiểm soát cảm xúc, canh đúng thời điểm để “rút ra ngoài” kịp thời. Chỉ cần một vài giọt tinh dịch còn xót lại ở âm đạo vẫn có khả năng dẫn đến thụ thai.
>>>Hạn chế: Ngoài việc ảnh hưởng đến cảm hứng “yêu”, nếu bất ngờ rút “cậu nhỏ” ra ngoài thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mất chủ động khi xuất tinh ở phái mạnh. Phương pháp này cũng không giúp vợ chồng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.
3. Dùng bao cao su
Đây là phương pháp tránh thai phổ biến nhất, lại ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục, ít gây kích ứng và ảnh hưởng đến khoái cảm khi yêu. Khả năng thành công đạt 98-99% nếu dùng bao cao su an toàn, đúng cách.
4. Uống thuốc ngừa thai
>>>Hạn chế: Phải dùng hàng ngày và trong một giờ nhất định mới có hiệu quả cao. Thuốc ngừa thai gây ức chế rụng trứng, làm nội mạc âm đạo mỏng, chất nhầy tử cung đặc lại, vì vậy, nếu dùng không đúng cách và dùng lâu ngày có thể dẫn đến thiểu kinh, rối loạn kinh nguyệt…
5. Phim ngừa thai
Phim ngừa thai hay còn gọi là VCF (Vaginal Contraceptive Film) là một tấm phim có kích thước khoảng 1cm có tác dụng ngừa thai trong vòng 3 giờ đồng hồ sau khi đặt (nhờ chất diệt tinh trùng nonoxynol-9). Khả năng thành công gần 100%.
Cách đặt: Rửa sạch và lau khô tay, đặt miếng phim lên đầu ngón tay giữa và đưa vào âm đạo càng sâu càng tốt. Sau khi đưa vào âm đạo, miếng phim sẽ tan ra nhanh chóng, làm đúng nhiệm vụ và theo các chất thải ra khỏi âm đạo.
6. Cấy que tránh thai Implanon dưới da
Đây là một trong những phương pháp tránh thai mới được sử dụng rộng rãi vì cho hiệu quả cao hơn 99%. Que tránh thai phát huy tác dụng sau 48 giờ cấy vào da và có khả năng ngừa thai trong vòng 3 năm. Sau khi cấy vào vùng da dưới cánh tay, que cấy sẽ phóng thích dần dần nội tiết tố oestrogen và progestin làm ức chế rụng trứng và làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung.
7. Tiêm thuốc tránh thai
>>> Hạn chế: Phải đến bệnh viện, cơ sở y tế để tiêm thuốc. Thuốc có thể gây rong kinh, thậm chí vô kinh. Khả năng mang thai trở lại chậm, khoảng 6-10 tháng sau khi hết tác dụng của mũi tiêm cuối và phải đợi chu kỳ kinh nguyệt đều trở lại. Biện pháp này không giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
8. Thuốc tránh thai khẩn cấp
Đây chỉ là biện pháp tránh thai tình thế, chữa cháy, dùng khi các biện pháp tránh thai khác bị trục trặc như bao cao su bị rách, tính sai ngày quan hệ tình dục an toàn… Nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây bong tróc nội mạc cổ tử cung dẫn đến rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong huyết, nhức đầu, buồn nôn…
Hiệu quả tránh thai thấp, chỉ khoảng 75%, uống viên thứ nhất trong vòng 72 giờ đầu sau quan hệ, uống viên thứ hai sau viên thứ nhất 12 giờ. Viên tránh thai khẩn cấp thường dùng là Postinor.
9. Đặt miếng dán tránh thai
Cơ chế hoạt động của miếng dán là khi dán sau vai, bụng, mông, cánh tay, bả vai… nội tiết tố oestrogen, progestin trong miếng dán thấm qua da sẽ ngăn không cho trứng rụng và tạo điều kiện không thuận lợi cho hoạt động của tinh trùng.
>>>Hạn chế: Giá cả khá cao. Ngoài ra, cũng giống như các thuốc ngừa thai khác, miếng dán cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh.