Tránh bệnh cả năm - Tạp chí Đẹp

Tránh bệnh cả năm

Sức Khỏe

Tháng 3: Thủy đậu

Nếu chưa từng mắc bệnh thủy đậu, bạn cần đặc biệt cẩn thận phòng bệnh trong tháng 3. Bệnh có thể gây bội nhiễm da hoặc biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não… Trong khoảng 1 tuần khi mắc bệnh, bạn nên ở nhà để tránh lây lan cho người khác.

Tháng 4: Say nắng

Vào những tháng hè, thời tiết oi bức dễ dẫn đến say nắng. Để đề phòng say nắng, bạn nên mặc quần áo thông thoáng, hạn chế tiếp xúc ánh nắng gắt trong thời gian dài hay đột ngột. Bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước/ngày để cơ thể không bị mất nước.

 

Tháng 5: Ngộ độc thực phẩm do E. Coli

Vi khuẩn E. Coli ký sinh trong ruột người và động vật sẽ gây tiêu chảy, sốt cao. Để phòng nhiễm khuẩn, bạn nên hạn chế ăn các loại rau sống ngoài hàng quán. Sau khi chế biến thức ăn, bạn cần vệ sinh bếp, dụng cụ chế biến thật kỹ càng.

Tháng 6: Viêm não

Là chứng bệnh do virus Herpes gây nên, có thể dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để tránh viêm não là dùng màn khi ngủ. Bạn cũng nên vệ sinh môi trường, cống rãnh để hạn chế sự sinh sôi của muỗi. Chích ngừa cũng giúp bạn đẩy lùi nguy cơ viêm não.

Tháng 7: Sốt xuất huyết (VHF)

Vào mùa mưa, bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh này. Nếu cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm máu. Ngoài ra, bạn có thể ngăn chặn chứng bệnh trên bằng việc ăn mặc kín, ngủ màn, vệ sinh môi trường.

 

Tháng 8: Bệnh viêm phế quản

Vào mùa thu bạn nên chú ý đến bệnh viêm phế quản. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với người đang bệnh cúm. Đặc biệt, bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh lạnh hoặc hạn chế đến những nơi không khí ô nhiễm.

Tháng 9: Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ nếu không điều trị có thể gây viêm giác mạc, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nếu đau một bên mắt, bạn cố gắng vệ sinh cẩn thận, tránh dụi mắt hay ngừng đeo kính áp tròng khi bạn mắc bệnh. Bạn cũng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.

Tháng 10: Bệnh nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân có thể lây lan đến đùi và cả cơ thể. Nếu chẳng may bị nấm kẽ chân, bạn nên giữ cho chân luôn sạch và khô. Bạn có thể ngâm chân trong nước giấm pha loãng mỗi ngày từ 1 – 2 lần, mỗi lần 20 phút sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Tháng 11: Đau tim và đột quỵ

Vào mùa đông hay khi di chuyển đến nơi lạnh, hầu hết mọi người thường lười vận động, gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên đeo găng tay, mang vớ và giữ ấm cơ thể. Bạn cũng nên ăn uống khoa học và tập thể dục mỗi ngày.

Tháng 12: Cúm A

Mùa đông cũng là mùa dễ bùng phát dịch cúm A. Chúng khiến bạn bị sốt, ho, mệt mỏi và không còn năng lượng. Để phòng ngừa căn bệnh trên, bạn nên uống nhiều nước, rửa tay thật sạch trước mỗi bữa ăn và chủng ngừa cúm đều đặn hàng năm.

Theo Thế giới Văn hóa

Thực hiện: depweb

21/02/2013, 14:26