Top 10 viên kim cương đắt giá nhất thế giới - Tạp chí Đẹp

Top 10 viên kim cương đắt giá nhất thế giới

Thời Trang

Tên gọi “Kim cương” (hay “Diamond”) được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Adamas”, có nghĩa là “không thể phá hủy”.

Phải mất hàng triệu năm, trái đất mới có được thứ khoáng chất có tên là “kim cương”. Kim cương là một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên chất, trong đó, một nguyên tử cacbon đều có liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác gần đó nhất, tạo thành khối lập phương bền vững. Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim cương đều không hoàn hảo. Vàng và nâu là hai màu phổ biến nhất của kim cương. Trái lại, màu đỏ và xanh lá cây là hai màu hiếm gặp nhất, tiếp sau đó là da cam, hồng, tím, xanh da trời và màu tía.

Độ trong của kim cương được đánh giá dựa vào các vết trầy xước, vết mờ, vết nứt, và tạp chất mà viên kim cương mang theo. Kim cương càng trong thì càng quý và đắt giá.

Để có một viên kim cương hoàn hảo, con người phải can thiệp bằng kĩ thuật cắt kim cương – kĩ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, kĩ lưỡng và cực kì cẩn thận bởi điều này sẽ quyết định lượng ánh sáng phản xạ và tạo hình của một viên kim cương.

Mỗi viên kim cương được tạo ra từ sự chắt chiu của lòng đất hàng triệu năm và được hoàn thiện bởi bàn tay tinh xảo của con người. Sở hữu một viên kim cương đồng nghĩa với việc sở hữu một vẻ đẹp vĩnh cửu và giá trị không gì sánh được! Do vậy, để có quyền sở hữu những viên kim cương, biết bao cuộc tranh giành cũng như những cuộc chiến đẫm máu, cùng những lời nguyền đã nổ ra.

Danh sách dưới đây sẽ liệt kê 10 viên kim cương đắt nhất thế giới và giá trị của chúng được xét trên rất nhiều tiêu chí, ắt hẳn bạn sẽ phải phải ngạc nhiên!

10. Viên kim cương Allnatt (trị giá 3 triệu đô la):


Viên kim cương này được đặt tên theo một trong những chủ sở hữu của nó – Major Alfred Ernest Allnatt – một người lính đồng thời cũng là một vận động viên thể thao. Viên Allnatt màu vàng sang trọng trong vắt này nặng 101.29 carat (tương đương với 20.258 grams), với đường cắt vuông cong tinh xảo. Theo Viện Gemological (Mỹ), viên Allnatt thuộc dòng kim cương Fancy Vivid Yellow. Dù không biết chắc chắn xuất xứ của Allnatt, nhưng các chuyên gian tin rằng nó có thể được tìm thấy từ mỏ kim cương có tên De Beers Premier.

9. Viên kim cương Moussaieff Red (trị giá 7 triệu đô la):


Moussaieff Red là viên kim cương có kích thước 5.11 carats (tương đương với 1.022 grams), hình dáng tam giác gồm rất nhiều mặt cắt xung quanh, và có màu đỏ hồng ngọc đặc trưng của dòng kim cương Fancy Red – theo Viện Gemological đánh giá. Moussaieff Red là một trong những tuyệt tác kim cương chính bên cạnh viên De Beers Millennium Star và The Heart of Eternity trong cuộc triển lãm kim cương có tên là “The Splendor of Diamonds” của Smithsonian. Dù viên Moussaieff Red này có vẻ nhỏ hơn so với các viên kim cương nổi tiếng khác nhưng nó lại là viên lớn nhất trong dòng kim cương Fancy Red màu hồng ngọc.

8. Viên kim cương Heart of Eternity (trị giá 16 triệu đô la):


Viên Heart of Eternity được cắt dũa vô cùng cầu kì bởi Steinmetz Group trước khi được giao bán cho tập đoàn De Beers. Màu xanh dương của viên Heart of Eternity này là màu sắc vô cùng hiếm có. Nó được tìm thấy tại mỏ kim cương Premier ở Nam Phi. Viên “trái tim bất diệt” này nặng 27.64 carats (tương đương 5.528 grams), và được Viện Gemological đánh giá có màu sắc thuộc dòng kim cương Fancy Vivid Blue xanh dương.

7. Viên kim cương Wittelsbach (trị giá 16.4 triệu đô la):


Viên Wittelsbach còn được biết đến với cái tên Der Blaue Wittelsbacher nặng 35.56 carat (tương đương 7.11 grams), có ánh xanh với độ trong suốt ở mức VS2 và được các nhà quý tộc Châu Âu đánh giá cao trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nó có đường kính 40mm và chiều sâu là 8.29mm, được mài dũa 16 khía cạnh bố trí theo cặp nên mang vẻ sang trọng và cổ điển có một-không-hai!

6. Viên kim cương Steinmetz Pink (trị giá 25 triệu đô la):


Viên Steinmetz Pink được biết đến nhiều hơn cả với cái tên Vivid Pink. Viên Steinmetz Pink cũng là một phần trong triển lãm “The Splendor of Diamonds” của Smithsonian. Viên kim cương này nặng 59.60 carats (tương đương 11.92 grams), với màu hồng nhạt đặc trưng thuộc dòng kim cương Fancy Vivid Pink hồng nhạt.

5. Viên kim cương De Beers Centenary (trị giá 100 triệu đô la):


Viên Centenary này có màu sắc cơ bản của kim cương với độ trong suốt hoàn hảo và vẻ ngoài hoàn mĩ. De Beers Centenary với trọng lượng 273.85 carat (tương đương 54. 77 grams), là viên kim cương lớn thứ 3 trên thế giới, được tìm thấy tại mỏ Premier. Nó được công bố vào tháng 5 năm 1991 sau khi đã được hoàn thành các công đoạn cắt dũa cầu kì.

4. Viên kim cương Hope (trị giá 350 triệu đô la):


Đây là viên kim cương nặng 45.52 carat (tương đương 9.10 grams), hiện tại nó đang nằm trong bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington. Nhìn bằng mắt thường thì viên Hope có màu xanh tím – màu của hy vọng, bởi số lượng các boron trong cấu trúc tinh thể của nó. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của tia tử ngoại nó lại chuyển sang sắc đỏ.

3. Viên kim cương Cullinan (trị giá 400 triệu đô la):


Nặng 3,106,75 carat (tương đương 621.35 grams), Cullinan là viên kim cương thô lớn thứ 2 thế giới cho đến thời điểm này. Nó được đánh bóng từ viên đá quý lớn nhất có tên Cullinan I hay còn gọi là Star Africa First. Viên Cullinan I hiện đang được gắn trên đầu của một cây gậy thánh.

2. Viên kim cương Sancy (Không thể ước lượng được giá trị của nó, có thể là vô giá):


Sancy là một viên kim cương màu vàng chanh nhạt nặng 55.23 carat (tương đương 11.05 grams). Nó đã từng rất nổi tiếng khi thuộc quyền sở hữu của dân tộc Mông Cổ thời xưa, nhưng có nhiều khả năng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi đường cắt của viên kim cương này không giống với những tiêu chuẩn của Tây phương. Viên kim cương này có hình dáng như một tấm khiêng chắn bao gồm 2 phần đỉnh nhọn đối lưng vào nhau, nhưng lại không hề có điểm tương đồng giữa chúng. Một số người còn đưa ra nhận định chắc chắn rằng viên kim cương này nổi tiếng nhờ vị Mughal vĩ đại của Ấn Độ.

1. Viên kim cương Koh-i-Noor (Không thể ước lượng được giá trị của nó, đây là một trong những đồ trang sức trên vương miện hoàng gia Anh):


Cái tên Koh-i-Noor có ý nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng”, có xuất xứ từ Ba Tư, có các cách đánh vần khác như Koh-e Noor hay Koh-i-Nur. Nặng 105 carats (tương đương 21.6 grams), “Ngọn núi ánh sáng” chính là viên kim cương lớn nhất và tinh khiết nhất trên thế giới.

Viên Koh-i-Noor có nguồn gốc từ Golconda ở Bang Andhra Pradesh, thuộc Ấn Độ. Nó đã từng thuộc quyền sở hữu của các vị vua chúa của Sikh, Mughal và Ba Tư. Sau khi trải qua cuộc tranh giành với Maharaja Ranjit Singh, cuối cùng nó đã thuộc quyền sở hữu của một công ty Đông Ấn Độ và trở thành một trong những món đồ trang sức đặc biệt nhất trên vương miện hoàng gia Anh vào năm 1877. Có một huyền thoại cho rằng ai sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor này sẽ chinh phục được cả thế giới.

Linh Thùy (tổng hợp)

Thực hiện: depweb

05/11/2012, 02:52