Với câu hỏi quyển sách gối đầu giường là gì, tôi vốn không kỳ vọng lắm ở câu trả lời của Hải Châu vì đoán chắc đó sẽ là những đầu sách kinh tế hoặc bí quyết quản lý của một tác giả nước ngoài dạng “best-seller” nào đấy. Thế nhưng, Tổng Giám Đốc Mövenpick Resort Waverly Phu Quoc đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên khi tiết lộ chị rất hứng thú với thể loại tâm lý học tội phạm và toàn “mượn” tiểu thuyết ngôn tình của nhân viên để đọc.
Buổi trò chuyện của chúng tôi hoá ra lại nhẹ nhàng, vui vẻ và thoải mái như chính tính cách của Hải Châu. Bên cạnh chủ đề “Cô Vy”, thì Hải Châu còn kể tôi nghe chị và các cộng sự đã tất bật triển khai ý tưởng sản xuất bánh trung thu để kịp đưa ra thị trường như thế nào. Hay say sưa kể về những dự định sắp tới của khu nghỉ dưỡng mà chị điều hành mới bắt đầu hoạt động trước khi dịch Covid-19 “đổ bộ” vào Việt Nam.
Đại dịch Covid đã để lại hậu quả rất lớn cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trên cương vị là Tổng Giám Đốc dự án du lịch và nghỉ dưỡng, chị cùng cộng sự đã và đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn như thế nào?
Còn nhớ trước khi khu nghỉ dưỡng Mövenpick Resort Waverly Phu Quoc chính thức đi vào hoạt động, hơn 300 con người, trong đó có tôi, vô cùng háo hức và sẵn sàng cho tất cả. Thế nhưng chỉ sau 30 ngày mở cửa thì quy định giãn cách xã hội được ban hành. Lúc này đây, với tôi, khó khăn nhất chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến con người. Khó khăn về kinh tế hoặc vật chất thì đều có biện pháp xử lý nhưng mỗi một quyết định tác động đến nhân sự, đến vấn đề tâm lý con người thì không hề đơn giản. Những chính sách của tập đoàn đưa ra nhằm hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn nhạy cảm này phải được cân nhắc kỹ lưỡng để làm sao toàn bộ nhân viên đều cảm thấy hài lòng và tự nguyện chia sẻ gánh nặng cùng công ty, thể hiện đúng giá trị nhân văn của Ban lãnh đạo tập đoàn khi triển khai thực hiện.
Chính xác. Bên cạnh những thiệt hại, những người tham gia quản lý vận hành về du lịch nghỉ dưỡng sau này như chúng tôi đã bổ sung trong cẩm nang quản lý vận hành thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý các tình huống vốn chỉ có trong lý thuyết. Chẳng hạn trong thời gian khu nghỉ dưỡng tạm ngưng hoạt động theo quy định giãn cách của Chính phủ thì chúng tôi tập trung vào đào tạo nhân sự, rà soát lại toàn bộ hệ thống vận hành kỹ thuật, kiểm tra kỹ lưỡng quy trình vận chuyển hàng hoá, vấn đề bảo quản thực phẩm, xây dựng các chính sách,… để khắc phục kịp thời những hạn chế trước khi mở cửa trở lại.
Ông bà ta có câu “Cái khó ló cái khôn”. Phải thừa nhận chẳng ai thích em “Cô Vy” này nhưng ở một khía cạnh nào đó chúng ta vẫn có được nhiều bài học từ đại dịch. Chị đồng ý chứ?
Sau khi dịch được kiểm soát và chúng ta bắt đầu quay trở lại trạng thái “bình thường mới”, các kế hoạch và chính sách của khu nghỉ dưỡng từ trước đó sẽ tiếp tục được tiến hành hay Ban lãnh đạo tạm thời “án binh bất động”?
Cá nhân tôi cho rằng ở lĩnh vực nào cũng vậy, kế hoạch dù được hoạch định hoành tráng ra sao thì cũng cần linh hoạt, phải thay đổi thường xuyên cho phù hợp sở thích, nhóm đối tượng, nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt là vào thời điểm này, ai cũng thắt chặt chi tiêu và luôn cân nhắc trước khi rút ví tiền. Câu chuyện của chúng tôi là phải làm sao cung cấp dịch vụ với chất lượng đảm bảo, phù hợp các nhóm đối tượng khách hàng và không ảnh hưởng đến bài toán doanh thu của công ty. Tôi cũng mạn phép chia sẻ tại đây rằng, Mövenpick Resort Waverly Phu Quoc có lẽ là 1 trong số ít các khu nghỉ dưỡng không giảm giá để kích cầu du lịch. Chúng tôi vẫn giữ nguyên giá niêm yết nhưng bù lại sẽ tặng kèm theo nhiều dịch vụ có giá trị tương đương. Đó cũng là một hình thức kích cầu tiêu dùng hợp lý, khai thác tâm lý phục vụ từ khách hàng. Đối với ngành dịch vụ, đôi khi giảm giá không có nghĩa là tốt nếu chất lượng cũng giảm theo.
Chị mô tả mình là một người lãnh đạo như thế nào? Có phải là kiểu “hô mưa gọi gió, đao to búa lớn” không?
Thật ra, tôi là người khá quyết liệt. Đôi lúc tôi cảm thấy như mình là “quản gia” vậy – chi tiết, nhắc việc và giám sát kết quả (cười). Trên thực tế công việc của tôi không chỉ gói gọn trong văn phòng mà còn là ở ngoài công trường với các anh em kỹ sư và công nhân, là những buổi họp thiết kế, thi công, bàn giao vận hành; là những lúc xử lý các tình huống thực tế; các buổi họp tìm giải pháp triển khai phối hợp các bộ phận chuyên môn; là các buổi đàm phán cùng đối tác.
Với tôi, trong công việc khi là cộng sự với nhau, mọi việc được xem xét, đánh giá một cách khách quan. Nếu có tranh luận trong công việc mọi người đều thoải mái phát biểu quan điểm của mình. Càng quyết liệt, thẳng thắn càng tốt. Tôi đề cao sự trung thực và trách nhiệm trong công việc của mỗi nhân viên.
Còn sau giờ làm việc, tôi rất thích cảm giác ngồi bệt uống cà phê hay thể thao, văn nghệ cùng mọi người.
Ngồi ở “chiếc ghế nóng” thì áp lực cũng vô bờ. Có bao giờ chị cảm thấy mệt mỏi muốn dừng lại và nghỉ ngơi chưa?
Là người triển khai các chỉ đạo của Ban lãnh đạo nên áp lực hiển nhiên là rất nhiều, trước năm 35 tuổi tôi hầu như luôn trong tình trạng căng thẳng mỗi khi công việc chưa hoàn thành. Nhưng sau này, một phần vì có nhiều trải nghiệm, một phần vì càng có tuổi càng nhìn nhận thấu đáo hơn nên tôi thấy cũng… bình thường thôi (cười).
Có thể tôi hơi nóng tính, nhưng bỏ bê công việc hay trốn tránh trách nhiệm thì không. Hiếm ai thấy tôi suy sụp hoặc mất kiểm soát. Cái này không phải do tôi “gồng” hay cố tỏ vẻ đâu mà tính tôi vốn thế. Cứ rơi vào tình cảnh khó khăn thì tôi lại bình tĩnh đến lạ. Có lẽ do bây giờ tôi chỉ chọn làm những gì mình thấy thích, vui vẻ và tích cực. Hạn chế suy diễn trong quan điểm và cách nhìn tiêu cực. Trực diện từng khó khăn là cách chúng ta từng bước vượt qua nó đơn giản nhất. Có người từng ví tôi như con kiến, cứ từ từ vượt qua chướng ngại vật.
Làm thế nào để chị có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
Trong tuần đã làm việc liên tục thì cuối tuần phải là thời gian dành cho gia đình, bạn bè và bản thân. Không ai là không có thời gian thư giãn, chủ yếu là bạn sắp xếp như thế nào cho hợp lý mà thôi. Thế nên dẫu có những lúc bận không thể ngẩng đầu lên được nhưng nếu có hẹn ăn trưa bạn bè là tôi đi ngay. Quan điểm của tôi là làm ra làm chơi ra chơi. Và thật sự, cuộc sống mình cứ đơn giản mọi việc, nghĩ tích cực hơn cho… trẻ trung.
Trái ngược với các quản lý cấp cao khác, chị hoạt động tích cực trên mạng xã hội. Dường như chị khá cởi mở trong việc chia sẻ thông tin thì phải?
3 quy tắc khi dùng mạng xã hội của tôi là không nói chuyện riêng tư cá nhân người khác; không bình luận công việc Công ty và không chia sẻ những thông tin tiêu cực, các ý kiến trái chiều dễ gây tranh cãi. Tôi cởi mở nhưng có chừng mực. Với tôi, mạng xã hội như quyển nhật ký được đặt ở chế độ công khai và tôi chọn chia sẻ những gì tốt đẹp, tràn đầy năng lượng tích cực.
Chị thường “nghỉ ngơi” bằng cách nào?
Tôi hay nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa vì thật ra tôi xem nó cũng như giải trí. Tôi nấu rất nhanh và không cầu kỳ và cũng không thuê người giúp việc. Chỉ có điều là tôi nấu rất nhiều nên phải hay kêu gọi anh, chị, em ăn cùng. Mỗi khi đi đâu tôi hay “tay xách nách mang” đem đặc sản của vùng ấy rồi về nấu cho cả nhà ăn, phân phát khắp nơi. Thi thoảng tôi cà phê, ăn uống với bạn bè.
Tôi cũng thích đọc sách. Nhưng giờ thì không đọc sách chuyên môn mà chủ yếu là các tựa sách về tâm lý học tội phạm vì thiên về tính logic nhiều hơn. Thi thoảng tôi cũng đọc tiểu thuyết ngôn tình nữa (cười).
Cảm ơn những chia sẻ thú vị của chị.
Website: https://movenpickresortwaverlyphuquoc.com/
Facebook: https://www.facebook.com/movenpickphuquocofficial/