“Tôi không làm phim để mình tôi hiểu!”

Lê Văn Kiệt là ai?

Lê Văn Kiệt (sinh năm 1978) đã tốt nghiệp khoa Điện ảnh Truyền hình tại Đại học UCLA. Anh được trao giải Phim sinh viên xuất sắc nhất cho phim ngắn “Sự yên lặng” (The Silence). Bộ phim đầu tay của Lê Văn Kiệt là “Bụi đời” (Dust of Life) năm 2007; khắc họa cuộc sống thực tế của cộng đồng người Việt sống tại Mỹ những năm 90. Tác phẩm này đã giúp đưa tên tuổi Lê Văn Kiệt vào nhóm những nhà làm phim đầy triển vọng của thế hệ Làn Sóng Mới.

Bộ phim “Sầu ngư” (Sad Fish) của Lê Văn Kiệt trong năm 2009 với diễn viên Kiều Chinh thủ vai chính kể về những phận đời khác biệt của người Việt ở Little Saigon, và khắc họa cả những bộn bề trong cuộc sống thường nhật lẫn những khát khao được trở về quê hương của họ.

Năm 2010, Lê Văn Kiệt cùng ê-kíp của mình đã thực hiện bộ phim truyền hình 50 tập “Cuối Đường Băng” cho công ty truyền thông Trí Việt (TVM). Và “Ngôi nhà trong hẻm” là bộ phim điện ảnh đầu tiên của anh phát hành tại Việt Nam. Sắp tới bộ phim thứ 2 của anh «Bẫy cấp 3» cũng sẽ được ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Lê Văn Kiệt là cái tên mới nhất “được” điền vào danh sách những đạo diễn Việt kiều hồi hương sau khi được tu nghiệp nước ngoài. Tốt nghiệp một ngôi trường danh tiếng (UCLA), được đánh giá cao qua những bộ phim độc lập tại Mỹ như “Sầu ngư”, “Bụi đường”, Lê Văn Kiệt hào hứng “dấn thân” lĩnh vực phim giải trí chiếu rạp với bộ phim kinh dị “Ngôi nhà trong hẻm”. Dù gặp nhiều chỉ trích, bộ phim vẫn lập kỷ lục doanh thu với 2,4 tỷ đồng trong ngày ra mắt đầu tiên – đưa Lê Văn Kiệt vào nhóm đạo diễn Việt kiều làm phim ăn khách nhất, cùng với Charlie Nguyễn và Victor Vũ.

Phim kinh dị thì được phép… thổi phồng sự thật!

“Ngôi nhà trong hẻm” có nhiều chi tiết khá bất ngờ, “hù dọa” được khán giả ở một số cảnh, nhưng tổng thể thì tôi có cảm giác bộ phim còn quá nhiều nhược điểm. Nhưng cái khó chịu nhất là chuyện anh đặt quan tài đứa bé trong phòng ngủ và dùng nó làm tiền cảnh trong cảnh âu yếm của vợ chồng. Anh có thấy như thế là quá bất hợp lý cả về văn hóa lẫn… sinh học không?

Trong những bộ phim kinh dị, thường thì có sự cường điệu, thổi phồng quá mức (great exaggeration) và “nâng cao” so với thực tại, thường đó là những gì mọi người sẽ không bao giờ nhìn thấy hoặc không bao giờ có trải nghiệm thực tế của bản thân trong cuộc sống thực sự. Vì vậy, tôi muốn để hiển thị sự cực kỳ đau đớn tâm lý của nhân vật như thế nào. Đưa quan tài đó trong phòng là một dấu hiệu cho thấy cô sẽ không bao giờ cho đi đứa con của mình và sẽ không bao giờ được bình an với sự mất đi đứa con đó.

Về cái kết của phim, xin lỗi anh nhưng thực sự là nó quá dở, cứ như kiểu đến giờ đến phút phải kết và cắt bụp một cái. Chuyện anh để câu chuyện xảy ra trong một bối cảnh hẹp (ngôi nhà) là một điều rất hay nhưng cuối cùng anh lại bỏ mặc ngôi nhà lại đó để cặp vợ chồng kia chạy trốn trong “hạnh phúc nhìn thấy” có vẻ hơi ve vuốt khán giả?

Bộ phim không kết thúc với một câu trả lời thẳng vào vấn đề (a straight answer). Nó là một cái kết “khá mở” để giải thích và không xác định. Phần kết thúc của bộ phim này có vẻ bình thường bởi vì tôi muốn có ai đó nghĩ rằng cuộc sống của các nhân vật đã trở lại bình thường. Xuyên suốt bộ phim luôn luôn là một câu hỏi đó là thật hay không, do đó, nó vẫn tiếp tục ám ảnh họ ngay cả khi mọi chuyện tưởng như đã kết thúc.

Tôi thích sự lựa chọn ban đầu của anh khi chọn một câu chuyện đơn giản, bối cảnh hẹp, diễn viên ít nhưng càng về sau anh càng thêm nhiều bối cảnh khác nữa. Anh có thấy bộ phim của anh đã bị dở đi rất nhiều khi anh không thể “gói ghém” nó đơn giản hơn nữa?

Tôi thực sự muốn có ít địa điểm và chỉ giữ trong hẻm và Ngôi nhà (House). Những hạn chế của môi trường, bối cảnh của nhân vật bạn có thể cảm nhận và thấy áp lực căng thẳng của vai diễn. Và trực quan, bạn có một cảm giác bị chật chội và không có khả năng để “thoát ra”. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định thêm một số bối cảnh để miêu tả tốt hơn những gì đang diễn ra trong thế giới của nhân vật và nó hiện hữu như thế nào. Bộ phim này có quá nhiều thách thức và chúng tôi đã làm việc với nhiều ý tưởng đầy thử thách, nhưng đó là những gì làm cho bộ phim này khác biệt và là sự mới mẻ với tôi.

Ngô Thanh Vân đã hoàn thành tốt vai diễn

Tôi thấy Ngô Thanh Vân thể hiện tâm lý nhân vật trong phim không xuất sắc lắm. Tôi không biết đó là lỗi do dựng phim hay do diễn xuất khi mà không thấy được sự biến chuyển trong những trạng thái tình cảm của cô theo diễn tiến câu chuyện. Đoạn mà cô ấy diễn hay nhất lại là đoạn hành động – một sở trường của Ngô Thanh Vân rồi còn gì – nhưng mà đây lại là một bộ phim như anh nói để nói về tâm lí nhân vât, vậy là “lệch đường ray” rồi!

Tôi không đồng ý với nhận định của anh. Trong bộ phim này, Ngô Thanh Vân cho thấy một khả năng diễn xuất tốt. Bạn có thể thấy rằng cô ấy “sở hữu” nhân vật của mình và đã có thể biến nó thành của riêng cô ấy với một bản năng nghệ sĩ có sẵn. Cô cho thấy khả năng “đọc” nhân vật trong bộ phim này mà tôi hiếm khi thấy trong hầu hết các diễn viên. Vì vậy, không có ý khen diễn viên của mình là tốt nhất nhưng quả thực tôi chúc mừng cô ấy và cũng như anh thấy, khán giả đánh giá cao những gì cô ấy thể hiện.

Tôi không làm phim chỉ để mình tôi hiểu

Anh sẽ bào chữa như thế nào khi ánh sáng của phim quá tệ, nó thiếu đồng nhất và cho thấy một kỹ thuật làm chưa tốt?

Một cách trực quan, chúng tôi sử dụng ánh sáng theo cách chúng ta thấy cảm xúc của cảnh hoặc từng cảnh quay cụ thể, vì vậy đôi khi những thay đổi ánh sáng và chuyển sang một tâm trạng khác nhau, đó là điều chúng tôi dự định từ trước. Cho dù đó là tốt hay không thì đó cũng là dự định và thể nghiệm và ý kiến của anh cũng chỉ là một ý kiến chủ quan. Tôi nghĩ chúng ta nên xem cách dùng ánh sáng trong một bộ phim như là một nghệ thuật chứ không đơn giản chỉ là một yếu tố kỹ thuật.

Anh là một đại diện cho một thế hệ đạo diễn Việt kiều mới sau những Charlie, Victor và công chúng chờ đợi những nhân tố như anh với những bộ phim tốt sau những năm tu nghiệp trời Tây. Anh có nghĩ rằng mình đã được trông đợi quá nhiều?

Tôi không quá quan tâm đến những kỳ vọng như vậy. Đây chỉ là những gì tôi làm và đã làm trong nhiều năm. Nó chỉ là một công việc tôi phải làm giống như tất cả mọi người khác phải làm việc để kiếm sống. Làm một bộ phim là vô cùng khó khăn từ đầu đến cuối. Bạn luôn cố gắng để làm tốt nhất mà bạn có thể và cố gắng mang một bộ phim có tính giải trí của khán giả. Tôi không thể làm một bộ phim của bản thân mình và chỉ mình tôi hiểu.

Anh đã thực hiện được 4 bộ phim nhưng “Ngôi nhà trong hẻm” lại là phim đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam, đã có chuyện gì xảy ra với những dự án trước đó của anh vậy? Và những kế hoạch tiếp theo của anh sẽ là gì khi cánh cửa dù sao cũng đã mở?

Mỗi bản phân phối của bộ phim đều được phát hành bởi công ty phát hành và sản xuất của bộ phim. Thường thì một bộ phim sẽ được phát hành chính xác thời gian và đúng chỗ và đây là quyết định của các nhà sản xuất và nhà phân phối. Tôi không mất nhiều thời gian để nghĩ nhiều về những điều đó.

Victor Vũ đã chọn cho mình một con đường làm đa thể loại (trừ khoa học giả tưởng), còn anh thì sao? Anh cũng sẽ đi theo con đường đó chứ?

Đối với tôi tại thời điểm hiện nay thật khó để nói rõ ràng mọi chuyện và quyết định. Mọi chuyện còn ở phía trước và tại thời điểm này tôi không có một quyết định cụ thể nào.

Xin cảm ơn anh về buổi trò chuyện!

* Ngôi nhà trong hẻm ra đời như thế nào?



Lê Văn Kiệt và nhà sản xuất Trần Trọng Dần đã gặp nhau vào năm 2009, thời điểm Trần Trọng Dần đang tổ chức một Hội thảo chuyên đề đặc biệt về điện ảnh Việt Nam – Hoa Kỳ và Lê Văn Kiệt là một trong những tham luận viên tại hội nghị này. Hội thảo chuyên đề đó có tên là New Wave, bao hàm ý nghĩa về làn sóng mới của những bộ phim do các đạo diễn Mỹ gốc Việt thực hiện, nhân dịp kỷ niệm 10 năm sau thành công của “Ba mùa” (Three Seasons) do Tony Bùi thực hiện. Sau đó, Trần Trọng Dần cùng công ty Coco Paris LLC của anh đã quảng bá rộng rãi phim “Bụi đời” (Dust of Life) – tác phẩm đầu tay trong vai trò đạo diễn của Lê Văn Kiệt trên khắp nước Mỹ. Năm 2010, cặp đôi nhà sản xuất – đạo diễn này đã về Việt Nam để tìm hiểu phim ảnh trong nước và bắt tay vào thảo luận những dự án phim có thể tiến hành sản xuất ở đây.




Tại Việt Nam, hai anh đã xem một số phim giải trí; và muốn làm một bộ phim có thể giải trí được mà ít gây… thảm họa. Trong thời gian sống ở Sài Gòn, Trần Trọng Dần và Lê Văn Kiệt đã thuê căn nhà nhỏ trong một ngõ hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Ngôi nhà này trông khá khác biệt so với các căn xung quanh – là một ngôi nhà cổ thiết kế theo kiểu Pháp, có mái ngói, cửa ra vào kiểu Pháp cùng cách bố trí độc đáo với một khoảng sân rộng và những bụi tre cao. Mặt tiền của ngôi nhà to gấp ba lần các ngôi nhà khác, nhưng chỉ cao hai tầng, thay vì ba hay bốn tầng bình thường như những ngôi nhà hàng xóm.




Những chi tiết kỳ lạ về ngôi nhà đã đem đến cho hai anh này một cảm giác lo ngại, có đôi phần bất an. Từ những cảm giác khác lạ đã khiến Trần Trọng Dần và Lê Văn Kiệt quyết định cùng nhau thực hiện “Ngôi nhà trong hẻm” lấy bối cảnh chính ngôi nhà này và sau khi viết xong “Ngôi nhà trong hẻm” cặp đôi Trần Trọng Dần – Lê Văn Kiệt đã quá sợ hãi phải dọn nhà đi khỏi chỗ đó, thuê nhà khác.


 Photographer: HUYEN DINH
Assistant: LY BINH SON
Text: SAM



From the same category