Lúc nào cần đi khám tim mạch?
Ở mọi lứa tuổi, khi thấy hiện tượng đánh trống ngực, mất nhận thức không rõ nguyên nhân, chảy máu mũi, cần nghĩ tới các bệnh về tim mạch. Thường các triệu chứng trên không nặng, nhưng vẫn cần khám để loại bỏ nghi ngờ mắc các bệnh có nguồn gốc tim mạch. bác sĩ tim mạch sẽ khám lâm sàng và đo điện tâm đồ.
Nếu bạn trên 50 tuổi, nghiện thuốc lá, cao cholesterol trong máu, mập phì hay gia đình có người mắc bệnh tim mạch thì bạn cũng nên đi khám tim mạch định kỳ.
Điện tâm đồ nói lên điều gì ?
Tế bào hoạt động bằng cách truyền tín hiệu điện được tạo ra nhờ các ion dương và ion âm đến các cơ quan. Với tim, các hoạt động này rất chặt chẽ để cơ tim co bóp và nghỉ ngơi đồng bộ.
Kết quả của điện tâm đồ được biểu diễn dưới dạng những đường vạch, thể hiện hoạt động đồng bộ của tim và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động của cơ tim cũng như các rối loạn nhịp tim. Bổ sung cho điện tâm đồ còn có siêu âm tim để biết thêm về hoạt động cũng như cấu trúc cơ tim và các van tim.
Vì sao phụ nữ ít bị bệnh tim mạch hơn nam giới ?
Cho đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ ít bị bệnh tim mạch do được bảo vệ bởi các nội tiết tố. Sau đó thì tần suất bệnh tim của phụ nữ cũng giống như nam giới nếu không được điều trị bằng nội tiết tố bổ sung để kéo dài thời gian bảo vệ.
Trong đời sống công nghiệp, bệnh tim mạch là sát thủ thầm lặng gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm. Cao huyết áp cũng là 1 bệnh phổ biến. Một số hiểu biết cơ bản và khái quát về các vấn đề tim mạch sẽ giúp bạn phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm này. |
Tuy nhiên, nếu người phụ nữ dùng thuốc ngừa thai, nghiện thuốc lá hoặc cholesterol cao thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng ngang nam giới.
Vì sao tim đập mạnh ?
Co bóp cơ tim làm cho tim đập nhanh hay chậm lại phản ánh một trái tim nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như stress, tác dụng của cà phê, hay dễ bị co giật cơ. Tuy không phải là bệnh nặng nhưng cần đi khám tim mạch để tìm nguyên nhân vì triệu chứng này có thể phản ánh tình trạng bệnh van tim hay bệnh mạch vành, cần được phát hiện sớm.
Bệnh cao huyết áp có mang tính di truyền không ?
Bệnh cao huyết áp thường dễ gặp trong cùng một gia đình. Bạn có thể mua máy tự đo để biết mình có bị cao huyết áp hay không. Huyết áp được đo trong nhiều trường hợp khác nhau: khi hoạt động cũng như lúc nghỉ ngơi. Huyết áp bình thường thường có số đo trên dưới 14 và số đo dưới thấp hơn 9.
Trước khi chơi thể thao, có cần khám bác sĩ không ?
Tùy thuộc vào tuổi của bạn. Sau tuổi 40, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch trước khi chơi thể thao.
Dưới 40 tuổi, chỉ cần khám nếu bạn chọn môn thể thao vận động mạnh hay dễ gây ra tai nạn như bơi lặn hoặc bạn là người có yếu tố nguy cơ như mập phì, tiểu đường hay nghiện thuốc.
Bác sĩ tim mạch điều trị như thế nào ?
Ngoài việc điều trị bệnh tim, các động mạch và tĩnh mạch cũng được điều trị. Nếu bạn bị phình tĩnh mạch hay nổi gân xanh (tiểu tĩnh mạch xuất hiện dưới da) hoặc các dấu hiệu viêm động mạch tạo ra những cơn đau dữ dội ở bắp chân sau khi đi khoảng 300m, bác sĩ sẽ cho siêu âm Doppler, một kỹ thuật giúp cho thấy hoạt động của mạch máu và sự hiện diện của các yếu tố ngăn cản sự lưu thông của máu.
Ở trẻ em, tiếng thổi ở tim có nguy hiểm không ?
Tiếng thổi ở tim là một âm thanh mà người thầy thuốc có thể nghe được bằng ống nghe và thường thay đổi ở trẻ em từ 4-10 tuổi.
Nếu không kèm theo một dấu hiệu khác lạ nào thì chỉ là triệu chứng của một tim ưu trương gây ra rối loạn dòng chảy của máu tạo nên âm thanh này.
Trắc nghiệm gắng sức là gì ?
Đây là trắc nghiệm để đo khả năng tối đa mà tim có thể chịu đựng được trong khi người bệnh đi trên một thảm quay hay đi xe đạp tại chỗ.
Bệnh răng miệng không được điều trị đúng mức có thể gây ra bệnh tim không?
Các bệnh viêm họng do nhiễm trùng, nhất là Streptocoque, có thể kéo theo sự phá hủy van tim (màng giữa tâm nhĩ và tâm thất) trong vòng 10-20 năm. Đó là lý do vì sao trong các trường hợp viêm họng, người ta thường dùng kháng sinh dù nhiều trường hợp nguyên nhân không phải do nhiễm trùng mà là nhiễm virus. Răng cũng thế, cần được điều trị đúng mức khi bị nhiễm trùng.
Ăn gì có lợi cho tim?
Phần lớn các bệnh về tim mạch đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Ăn nhiều mỡ, nhất là loại mỡ có chứa nhiều cholesterol, acid béo bão hòa, triglyceride… là thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp đầy đủ năng lượng, giàu đạm, giàu béo (nhất là MUFA & PUFA – những chất béo có lợi), ít bột đường là điều rất cần thiết để có được một sức khỏe “vàng”.
Lưu ý:
– Không ăn quá nhiều, quá thừa calo (dưới 2000Kcalo).
– Giới hạn chất béo bão hòa: nguồn chất béo này chủ yếu là chất béo động vật như: mỡ heo, bơ, mỡ bò và kem sữa bò vì lọai này dễ làm tắc động mạch.
– Gia tăng lượng chất béo như dầu oliu, dầu cải. Hai loại dầu này có tác dụng làm hạ mức cholesterol trong LDL.
– Ăn nhiều rau có chất xơ, trái cây tươi.
– Không ăn mặn (lượng muối ăn nên là 6 – 8 gr/ngày)
– Ăn ít đường và hạn chế các thức ăn nhiều đường (bánh, kẹo, mứt,…)
– Không uống rượu mạnh, cà phê đặc với khối lượng nhiều./.