Tiêu thụ ít thịt là cách để cứu lấy hành tinh trong năm 2019 - Tạp chí Đẹp

Tiêu thụ ít thịt là cách để cứu lấy hành tinh trong năm 2019

Sống

Một nghiên cứu vừa được công bố vào cuối năm 2018 đã cho thấy tác động nặng nề của việc ăn thịt, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn đối với môi trường thông qua những tác động không ngờ đến vào quá trình biến đổi khí hậu, gây ô nhiễm cảnh quan và đường thủy.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cần phải giảm mạnh việc tiêu thụ thịt, sữa và trứng ngay từ bây giờ nếu muốn ngăn chặn những hậu quả môi trường nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Tiêu thụ ít thịt là mộ trong số những lời khuyên để cứu lấy thế giới trong năm 2019.
Tiêu thụ ít thịt là một trong số những lời khuyên để cứu lấy thế giới trong năm 2019.

Kể từ khi quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp diễn ra và đợt khủng hoảng tuyệt chủng loài tồi tệ nhất – sự tàn lụi của khủng long, gia súc và con người hiện đang chiếm 96% tổng số động vật có vú. Theo đó, mặc dù số lượng vật nuôi chiếm khoảng 83% đất canh tác, tạo ra đến 60% khí thải nhà kính, thịt và sữa chỉ cung cấp vỏn vẹn 18% tổng lượng calo trong thực phẩm và khoảng một phần ba protein.

an-it-thit-2019-8
Số liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Từ nạn phá rừng để nhường chỗ cho chăn nuôi, khí thải mê-tan từ hệ tiêu hóa của bò đến việc sử dụng phân bón, con người đã và đang tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều như tất cả các xe ô tô, xe tải và máy bay trên thế giới gộp lại. Không chỉ làm ô nhiễm các dòng suối, sông và đại dương, nuôi động vật lấy thịt là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của nhiều loài động vật khác. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy nếu không tiêu thụ nhiều thịt và sữa, việc sử dụng đất nông nghiệp trên toàn cầu có thể giảm hơn 75% – một khu vực tương đương với Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Úc cộng lại.

Nạn chặt phá rừng để lấy đất canh tác và nuôi trồng sẽ dẫn đến nạn tuyệt chủng hàng loạt của động vật.
Nạn chặt phá rừng để lấy đất canh tác và nuôi trồng sẽ dẫn đến nạn tuyệt chủng hàng loạt của động vật.

Trước khi dân số thế giới sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050 và nhiệt độ trên toàn cầu có thể đạt 1.5oC trong khoảng thời gian 2030-2052 (theo một báo cáo được công bố hồi tháng 10 của IPCC – Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu), chúng ta cần tự cứu lấy mình trước khi quá muộn. Nếu vượt qua ngưỡng nhiệt an toàn, nhân loại sẽ đứng trước hàng loạt hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, bão, cháy rừng, lũ lụt, và hàng trăm triệu người có thể rơi vào cảnh thiếu lương thực.

Trước thực trạng khẩn cấp này, mỗi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình vì một mục tiêu xa hơn. Theo đó, uớc tính trung bình một người cần ăn ít thịt bò tới 75%, thịt lợn 90%, cắt giảm 50% số trứng, thay vào đó là tiêu thụ các loại hạt, đậu nhiều gấp năm lần so với hiện tại. Điều này có thể giúp nhân loại giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi.

a
Các loại hạt và đậu được khuyến khích tiêu thụ nhiều hơn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn gợi ý rằng con người cũng nên chuyển sang chế độ ăn kiêng linh hoạt để giúp giữ nhiệt độ toàn cầu tăng trong vi phạm giới hạn được các Chính phủ khuyến cáo. Đồng thời, một loạt các biện pháp đã được đề xuất để “cứu lấy thế giới” như đánh thuế vào thịt đỏ, khuyến khích người dân chuyển sang chế độ ăn thuần chay và rau quả xanh nhiều hơn, cho bò ăn rong biển để giảm khí thải mê-tan, v.v…

Đến đây, có thể nhận ra điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một trong những cách bảo vệ sức sống lâu bền của “hành tinh xanh”. Hy vọng 2019 sẽ là một khởi đầu mới trong việc xây dựng lối bền vững và ngăn ngừa thảm họa khí hậu bằng cách hồi phục lại hệ thống thực phẩm trên toàn cầu: thay đổi phương pháp canh tác và chăn nuôi, bảo vệ môi trường, tránh lãng phí thức ăn, ăn ít thịt lại, v.v…

Thực hiện: Huyền My Trương

07/01/2019, 08:00