Tiết lộ giá trị dinh dưỡng trong mì ăn liền

Mì ramen ( mì ăn liền) là một món ăn phổ biến của người châu Á, được làm nguyên liệu chính từ bột mì. Với giá trị dinh dưỡng vừa phải – số lượng hợp lí calo và chất béo, cơ thể bạn sẽ không được cung cấp nhiều chất xơ. Mì ăn liền thích hợp với mọi người, tuy nhiên với người đang thực hiện chế độ ăn ít natri thì nên hạn chế vì hàm lượng natri cao.

Khẩu phần ăn một gói mì ăn liền thường chứa 190 calo, có thể tương đương bữa ăn nhẹ tiện lợi, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực sự của một bữa ăn. Bạn nên thêm rau và thịt để tăng lượng calo cơ thể cần như một bữa ăn “chuẩn”: với 300 – 500 calo với phụ nữ và 400 – 600 calo cho nam giới. Lượng calo đáp ứng từ mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo và 10,7% lượng protein.

Chất béo

Mì ăn liền thêm vào 7g chất béo cho chế độ ăn của bạn. 20 – 35% là tỷ lệ lượng chất béo nên có trong hàm lượng calo trong ngày.

Carbohydrates

Mì ăn liền có 26g carbohydrate. Đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 225 đến 325g carbs mà cơ thể bạn cần, giúp giữ năng lượng cho hoạt động thể chất và điều khiển hệ thần kinh hoạt động tốt. Thêm vào đó, mì ăn liền giúp chuyển hóa đường trong cơ thể. Nếu bạn đang điều trị bệnh tiểu đường, thực phẩm này đóng góp quan trọng trong việc cân bằng các loại carbs bạn tiêu thụ, do đó hãy cân nhắc cẩn thận chế độ ăn uống của bạn với sự góp mặt của mì ăn liền.

Chất xơ

Chất xơ không có nhiều trong mì ăn liền. Ăn một gói mì ăn liền, bạn có trong đó 1g chất xơ, quá ít so với nhu cầu 25 – 38g chất xơ cần cho hoạt động tiêu hóa đường ruột. Do đó, khi ăn mì, bạn nên kết hợp thêm với bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt hoặc thêm chất xơ, rau quả như atisô, cà chua, đậu Hà Lan, họ hàng nhà đậu…

Natri

Mì ăn liền chứa 1.731 mg natri, nhiều hơn cả số cho phép của Hiệp hội tim mạch Mỹ là 1.500 mg một ngày. Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền cũng khiến bạn tăng huyết áp, gây giữ nước trong cơ thể và thách thức nỗ lực giảm cân của bạn

Thông tin dinh dưỡng

Cơ thể bạn cần 94g protein, 188g carbs và 42g chất béo trong một chế độ ăn 1.500 calo tức là bạn cần 50% lượng calo từ carbohydrates, 25% trong chất béo và 25% từ protein. Mì ăn liền cung cấp cho bạn 9g protein, 54g carbohydrate và 13,3 g chất béo. Trong một số loại mì ăn liền, sợi mì được chiên với dầu mỡ góp phần 48% chất béo bão hòa không lành mạnh cho cơ thể – tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các thành phần chất dinh dưỡng khác bao gồm 60 mcg axit folic, 3,5 mg niacin và một số ít vitamin B-12, vitamin C và vitamin E.

Chiến lược thông minh

Nếu bạn quyết định dùng mì ăn liền để thực hiện chế độ giảm cân, hãy phân chia mì thành hai phần ăn để giảm lượng calo, chất béo và natri. Bạn nên duy trì dùng mì ăn liền một lần/ một tuần, không phải thường xuyên, khi ăn kết hợp rau, trái cây để cân bằng giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn và không tăng lượng calo. Bên cạnh đó, các sản phẩm mì ăn liền chứa thành phần natri thấp, ít chất béo cũng nên được khuyến khích tiêu dùng.

Phí Minh Tân (Theo livestrong)

From the same category