Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da.
Nắng nóng gay gắt đang xảy ra ở hầu khắp Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ với nhiệt độ phổ biến từ 35-38 độ, khiến chỉ số tia cực tím (tia UV) luôn ở mức gây hại. Tia UV luôn có mặt ở các thời điểm trong ngày, không chỉ riêng gì trời nắng…
Vậy tia UV có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và chúng ta cần làm gì?
Tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) luôn có mặt ở các thời điểm trong ngày sáng, chiều, tối, thậm chí khi nhiều mây, hay có mưa. Tuy nhiên, cường độ mạnh nhất của loại tia này từ 10-15 giờ mỗi ngày. Tia UV có 3 loại A, B, C.
Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da.
Thông thường, con người tiếp xúc phần lớn với tia loại A (khoảng 90%), tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%).
Nguy hiểm nhất là tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại trước khi chúng vào khí quyển Trái đất.
Một số biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV:
– Mặc trang phục chống nắng như: mũ rộng vành, áo chống nắng, khẩu trang…
– Bôi kem chống nắng
– Kính chống nắng
– Uống đủ nước