Từ hàng nghìn năm nay, người ta đã sử dụng tỏi để phòng chống các bệnh hô hấp và nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh do virus gây nên. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin trong tỏi là một chất chống oxy hóa cực mạnh phân rã trong cơ thể, nó tạo ra một loại axit phá huỷ các gốc tự do có khả năng kháng khuẩn và chống virus hoạt động giúp giảm bệnh viêm mũi, cảm cúm và hen suyễn.
Bạn có thể nấu cháo bằng cách: Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.
Người Mông Cổ quan niệm, thịt cừu có thớ thịt rất mịn, ăn vào ấm dạ dày mang lại cảm giác ấm toàn thân. Thịt cừu cung cấp chất sắt trong thịt ở dạng heme, dạng cơ thể dễ hấp thu nhất, giúp cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng rất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó lượng kẽm cao trong thịt có tác dụng tốt bổ trợ cho phổi, chống tình trạng cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh nhiễm trùng.
Bạn có thể sử dụng thịt cừu, ướp muối tinh và nước cốt tỏi rồi nướng nhưng không nên nướng quá vàng. Sau khi nướng xong thì thái lát mỏng.
Cây hẹ có tên gọi là cửu thái hay khởi dương thảo và tên khoa học là Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Cây hẹ là cây thân thảo, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, chữa được nhiều bệnh. Dịch chiết của lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn. Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu viêm, phòng chống cảm cúm, viêm xoang và chữa ho.
Trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.
Bạc hà thơm cay nồng, tính mát có thể kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Ngoài ra, nó còn là một loại thảo dược giúp thông mũi và đờm hiệu quả, giúp chữa tình trạng tắc nghẽn, ho và cảm lạnh.
Thịt gà nướng lá bạc hà: Món ăn này rất hấp dẫn và làm ấm cơ thể giúp thông mũi, phòng chống viêm xoang.
Kim ngân hoa có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh thường xuất hiện ở bệnh viêm xoang, trực khuẩn thương hàn, vi rút cúm… có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì hoa có công hiệu hơn lá, cành.
Cháo hoa kim ngân hoa: Có tác dụng trị cảm cúm, phòng cảm nắng, đau đầu, đau họng. Nguyên liệu gồm: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml. Cách làm: kim ngân hoa đun sôi, rồi cô lấy nước 150ml, dùng nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần sáng tối.
Công dụng: Tiêu viêm, thông mũi chủ trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tĩnh.
Esha được chế tác theo bài thuốc cổ nổi tiếng của danh y Nghiêm Dụng Hòa (đời Tống) “Thương nhĩ tử tán”.
Sản xuất và phân phối: Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex.
Điện thoại: (04) 36686111 & 19006043 Website: viemmuiviemxoang.vn