Thực hành phương pháp Oosouji của Nhật để ngôi nhà của bạn sạch không vết bẩn

Mất quá nhiều thời gian để ghi nhớ xem chúng ta đã dọn sạch bụi bẩn ở những ngóc ngách trong nhà hay chưa? Thử ứng dụng phương pháp dọn dẹp Oosouji của Nhật Bản, với quy trình thực hiện lạu dọn theo một cách trình tự, khiến bạn không mất nhiều thời gian mà còn đảm bảo ngôi nhà được sạch bóng từ A đến Z.

Những ngày cuối năm thì việc dọn dẹp luôn tất bật trong nhà. Nếu như bạn là một người khá bận rộn và chỉ làm mới nhà một cách sơ sài và nhanh chóng, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, tiện nghi cho gia đình trong những dịp năm mới. Với triết lý dọn dẹp tuân theo quy tắc của phương pháp Oosouji, việc thay áo mới cho mái ấm của bạn trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ khiến ngôi nhà được sạch đẹp, mục đích thực hiện phương pháp truyền thống của Nhật sẽ ưu tiên những sản phẩm lau chùi không chứa các thành phẩm độc hại, giúp bảo vệ những đồ dùng trong nhà và thiết lập một không gian sống khỏe mạnh.

Quy tắc 1: Dọn dẹp từ trên xuống dưới

Bước đầu tiên trong chu trình dọn nhà là bắt đầu dọn dẹp từ phía trên cao cho đến bên dưới mặt đất. Trần nhà, nóc tủ hay ban công, cửa sổ luôn là nơi bụi bẩn tích tụ nhiều nhất nhưng là nơi tốn công dọn dẹp nhất khi chúng ở trên cao. Hãy xử lý những góc xa tầm với bằng cách cho những bụi bẩn tập trung phía dưới mặt đất, sau đó tiến hành dọn dẹp những vật dụng nằm trong tầm nhìn của bạn, đảm bảo đã tổng quan quét sạch hết những mảng bụi bám dính trong ngôi nhà.

Quy tắc 2: Dọn dẹp theo chiều kim đồng hồ

Những bà nội trợ Nhật khuyến cáo nên lau chùi nhà cửa theo chiều kim đồng hồ để không phải bỏ sót những ngóc ngách trong nhà nào mà bạn vô tình quên béng đi. Bạn bắt đầu với một phòng và làm việc theo cách của bạn theo vòng tròn, đi qua tất cả các khu vực khác nhau. Kết quả là, bạn sẽ kết thúc nơi bạn bắt đầu, điều này ngăn không cho bụi bẩn lây lan.

Quy tắc 3: Sử dụng những vật dụng lau chùi nhẹ nhàng 

Các vết dơ, bụi bẩn lâu ngày trên đồ vật sẽ khiến bạn mạnh tay lau chùi, điều này sẽ dễ làm vật dụng bị hư hao. Quên chuyện kỳ cọ mạnh bạo, bạn nên làm mới đồ vật một cách thật nhẹ nhàng, dùng vải mềm, khăn ướt hay chổi có lông mềm để xử lý chúng. Bằng cách này, những món đồ trong nhà không chỉ bóng loáng, hạn chế làm hỏng, gây trầy xước bề mặt của đồ vật, giúp nội thất trong nhà luôn như mới.

Quy tắc 4: Sạch bụi bẩn từ trong ra ngoài

Đôi khi, việc quét nhà theo một cách ngẫu nhiên không trình tự khiến bụi bẩn vẫn ở quanh trong nhà. Bụi mịn lẫn với không khí khiến những thân trong nhà mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, khi quét nhà hay lau nhà, nên tuân thủ quy tắc từ trong ra ngoài, có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu quét từ phía cuối nhà cho đến ra cửa chính, đảm bảo những mảng bụi được tẩu tán hết ra ngoài cửa.

Quy tắc 5: Sức mạnh của giấm ăn

Ở Nhật Bản, mọi người thường nói “không” với các sản phẩm tẩy rửa mạnh vì sẽ làm giảm chất lượng đồ vật mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thông thường, họ sẽ ưu tiên những thành phần đến từ thiên nhiên như giấm. Giấm không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, giá thành rẻ hoặc có thể tự nuôi tại nhà, mà còn công dụng trong việc khử trùng và làm sạch đồ vật vì chúng có thành phần axit. Tính chất của axit có thể giảm mùi hôi, tháo gỡ mảng bám bụi bẩn.

Leave a Comment


From the same category