Thực đơn cho 7 ngày Tết giúp cả gia đình không tăng cân - Tạp chí Đẹp

Thực đơn cho 7 ngày Tết giúp cả gia đình không tăng cân

Ẩm Thực

Thực đơn cho 7 ngày Tết dưới đây đảm bảo gia đình bạn vẫn được thưởng thức hương vị ẩm thực ngày Tết mà không lo tăng cân.

Mỗi lần thưởng thức bánh chưng chỉ nên ăn một lát thôi.

Mùng 1 Tết

– Bữa sáng: 1 lát bánh chưng, tôm thịt kho, củ kiệu…

– Bữa ăn dặm: 1 trái bơ và 1 khoanh chả lụa

– Bữa trưa: gỏi đu đủ, xoài trộn với thịt bò khô, canh rau tần ô với thịt xay và món cá sốt cà chua. Ăn mỗi thứ mỗi ít.

– Bữa ăn dặm: chén canh rau

– Bữa tối: gà hấp lá chanh (bỏ da), ít xôi hoặc miến

– Bữa ăn dặm: (nếu thức khuya) 2 trứng gà luộc và ít trái cây không ngọt

Mùng 2

Bữa tối với 1 lát cá hồi ăn chung với salad vừa đủ chất, vừa nhẹ bụng khi lên giường đi ngủ.

– Bữa sáng: 1 lát bánh tét, thịt đông (bỏ mỡ), củ kiệu hay đồ chua

– Bữa ăn dặm: 1 chén chè đậu nhỏ và một nắm hạt điều, hạnh nhân

– Bữa trưa: bò cuốn lá lốt ăn cùng nhiều rau, ít cơm

– Bữa ăn dặm: 1 trái táo và 1 dĩa nhỏ khổ qua xào trứng

– Bữa tối: 1 lát cá hồi ăn chung với xà lách

– Bữa ăn dặm 3: ít chả và trái cây

Mùng 3

Gỏi cuốn tôm, thịt, rau là món ăn chống ngấy cho ngày Tết.

– Bữa sáng: 1 chén xôi đậu đỏ với dừa

– Bữa ăn dặm: 1 trái chuối và 1 chén bông cải xanh, hoặc súp lơ luộc

– Bữa trưa: canh chua nghêu, cá kho tộ (lưu ý đừng kho quá mặn làm bạn phải ăn nhiều cơm)

– Bữa ăn dặm: 1 ly sinh tố trái cây (không thêm đường, dùng sữa tươi và đá xay nhuyễn)

– Bữa tối: gỏi cuốn tôm thịt, nem nướng, trứng chiên để cuốn cùng nhiều rau, ít bún

– Bữa ăn dặm (nếu cần): trái cây, ít chả hoặc nem

Mùng 4

Có thể ăn dặm bằng nem nhưng chỉ vài miếng nhỏ.

– Bữa sáng: 1 đĩa bánh cuốn vừa phải (ít bánh nhiều chả, ăn chung với giá, dưa leo, rau sống)

– Bữa ăn dặm: 1 trái chuối và 1 chén đậu phộng luộc

– Bữa trưa: gỏi vịt trộn bắp chuối hoặc mít non

– Bữa ăn dặm: 1 đĩa rau luộc và 5 miếng nem nhỏ

– Bữa tối: khổ qua nhồi thịt, mì xào chung với đậu hũ, nấm, ớt Đà Lạt, rau cần

– Bữa ăn dặm (nếu cần) 1-2 trứng gà luộc

Mùng 5

Đừng quên sinh tố trái cây làm đẹp da, bổ sung vitamin cho cơ thể.

– Bữa sáng: 2 trứng ốp la, chả, xá xíu và 1 lát bánh mì

– Bữa ăn dặm: 1 ly sinh tố trái cây

– Bữa trưa: bún thịt nướng

– Bữa ăn dặm 2: 1 trái bơ và 1 khoanh chả lụa

– Bữa tối: lẩu cá bông lau, ăn cùng nhiều rau và ít bún hoặc mì

– Bữa ăn dặm 3 (nếu cần) 1 đĩa rau luộc

Mùng 6

Salad xà lách, cà chua, dưa leo… là món ăn rất tốt cho sức khỏe.

– Bữa sáng: 1 tô phở vừa phải (không quá nhiều bánh phở)

– Bữa ăn dặm 1: 1 ly sữa chua, 1 chén nhỏ hạt điều, hạnh nhân…

– Bữa trưa: cháo cá hồi, ăn cùng với giá hoặc nấm

– Bữa ăn dặm 2: 1 đĩa trái cây

– Bữa tối: 1 lát thịt gà nướng (bỏ da) ăn chung với xà lách, cà chua, dưa leo…

– Bữa ăn dặm 3 (nếu cần) 2 trứng gà luộc và ít trái cây không ngọt

Mùng 7

Đừng quên đổi món bằng bát bún riêu đặc biệt cho thực đơn ngày Tết.

– Bữa sáng: 1 tô bún riêu vừa phải (ít bún, nhiều riêu, cua, nhiều rau)

– Bữa ăn dặm 1: 1 trái bơ và 1 khoanh chả lụa

– Bữa trưa: thịt nạc luộc, dưa giá, mắm tôm, 1 lát bánh chưng/tét

– Bữa ăn dặm 2: 1 sinh tố trái cây thập cẩm

– Bữa tối: lẩu vịt nấu chao ăn cùng nhiều rau muống, nấm, cải…

– Bữa ăn dặm 3 (nếu cần) trái cây.

Tác giả: Đẹp Online

24/01/2020, 07:00