Thông điệp sở hữu trí tuệ ấn tượng của các "IP Man" - Tạp chí Đẹp

Thông điệp sở hữu trí tuệ ấn tượng của các “IP Man”

Công Nghệ

 “IP Man” (Intellectual Property Man) là hình tượng cho Ngày sở hữu trí tuệ thế giới tại Việt Nam

Tạp chí Đẹp là một trong số ít các đơn vị tiên phong trong số các ấn phẩm “tuyên chiến” với nạn ăn cắp bản quyền báo chí tại Việt Nam. Trong bối cảnh “tờ tờ copy, người người xào xáo”, những người làm nội dung của Đẹp vẫn kiên định với tôn chỉ này. Việc tạo ra các tác phẩm báo chí chất lượng đã khó, giữ chân độc giả và không bị lạm dụng chất xám còn khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, sau một chặng đường dài gian nan, quyết tâm này chưa bao giờ thay đổi. “IP Man” Lê Quốc Vinh và Lê Quốc Minh mong muốn sẽ không còn phải đơn thương độc mã trong hành trình này lâu hơn nữa.

Nhìn lại trong suốt năm 2015, đổi mới sáng tạo và tài sản trí tuệ được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việt Nam đứng thứ 52/141 quốc gia trong Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và chỉ khoảng 20-30% số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chủ  yếu nhờ yếu tố lao động phổ thông và tài nguyên, trong khi đó các yếu tố công nghệ  và tri thức còn ít, dẫn đến nănglực cạnh tranh không cao. 

Ngày hội sở hữu trí tuệ thế giới tại Việt Nam được giới trí thức và nhiều bạn trẻ hưởng ứng rất nhiệt tình


Năm 2015, có 50.975 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN (tăng 10% so với năm 2014), bao gồm: 5.033 đơn sáng chế;450 đơn giải pháp hữu ích; 2445 đơn kiểu dáng công nghiệp; 37.283 đơn nhãn hiệu; 7đơn chỉ dẫn địa lý; 9 đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; 5627 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam; 121 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (16 đơn sáng chế, 105 đơn nhãn hiệu).

Vì vậy, phát triển kinh tế tri thức được xác định là hướng đi quan trọng để Việt Nam theo kịp sự  phát triển của thế  giới, trong đó sử  dụng vốn tài nguyên và lao động gia tăng thông qua việc áp dụng cộng nghệ, kỹ thuật mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của người lao động… hay nói cách khác, chính là tăng cường các hoạt động đổi mới sáng tạo của các tổ chức và cá nhân.

“Mình là lãnh đạo mà còn không dám đổi mới, không dám chịu trách nhiệm cho các đổi mới của dơn vị, của ngành mình thì làm sao mà kêu gọi được các các nhân, đơn vị khác cùng tham gia với mình. IP là vấn đề chung của thế giới, của quốc gia nhưng cũng là quyền lợi sát sườn của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Ai cũng cần IP và ai cũng có thể trở thành “IP Man”. – Đó là những trăn trở của Ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Việt Thanh  – Mơ ước về một nền kinh tế thâm dụng IP cho Việt Nam.

Năm 2015 là năm có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là kinh tế. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ xu hướng tăng trưởng tuy tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp và nền kinh tế của nhóm nước mới nổi yếu đi. Có thể thấy rõ sau gần 10 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần nhất, kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng trước khủng hoảng. Trung Quốc – nền kinh tế thứ 2 thế giới tuy vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao nhưng tốc độ đã giảm đi đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi kinh tế thế giới, qua đó đến các hoạt động SHTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này đã ảnh hưởng đến lượng đơn đăng ký SHCN của Việt Nam. 

Xu hướng hội nhập sâu của các nền kinh tế được đặc trưng bởi hàng loạt các hiệp định tự do thương mại, trong đó nổi bật là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quyền SHTT trong các hiệp định này tiếp tục được quan tâm đặc biệt và được nâng lên tầm cao mới trong TPP. Điều này thúc đẩy các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, phải tiếp tục nỗ lực lớn trong đàm phán và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai những thỏa thuận mới về SHTT trong các năm tiếp theo. Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với hoạt động của Cục SHTT.

Trong khi đó, kinh tế Việt Nam tuy vẫn còn trong giai đoạn khó khăn nhưng các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 của Chính phủ đã phát huy tác dụng đưa kinh tế Việt Nam đi dần vào ổn định và phát triển. Chính vì vậy, các hoạt động SHTT của Việt Nam về cơ bản vẫn sôi động với sự gia tăng về đơn đăng ký SHCN. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2016.

Năm 2015, chấp nhận bảo hộ cho 25.621 đối tượng SHCN, bao gồm chấp nhận bảo hộ 1.501 sáng chế;128 giải pháp hữu ích;1.353 kiểu dáng công nghiệp;18.432 nhãn hiệu; 1 chỉ dẫn địa lý;16 thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chấp nhận bảo hộ 4.089 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Namvà thẩm định hình thức 101 đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam (bao gồm 16 đơn sáng chế và 85 đơn nhãn hiệu).

Số lượng đơn nhận và xử lý tăng phản ánh xu hướng hôi nhập sâu ngày càng lớn, các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường tiềm năng của Việt Nam, tuy nhiên, mặc dù số lượng đơn sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam có xu hương tăng nhưng vẫn còn tương đối khiêm tốn (chiếm khoảng 10%) và chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên sự phát triển khoa học công nghệ, công nghệ ứng dụng mà trong đó vai trò của các bằng độc quyền sáng chế là hết sức quan trọng. 

Muốn phát triển thị trường công nghệ, đổi mới sáng tạo có rất nhiều yếu tố tác động trong đó vai trò của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, để xây dựng và phát triển khối tài sản vô hình của doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết và có vai trò then chốt trong bối cảnh thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.

Trong năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã xây dựng phương án và trực tiếp tham gia đàm phán nội dung sở hữu trí tuệ của 06 hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Hải quan (VCUFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Khối thương mại tự do Trung Âu (EFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong số các Hiệp định nêu trên, năm 2015, có 03 Hiệp định đã kết thúc đàm phán (các Hiệp định FTA với EU, Hàn Quốc và Hiệp định TPP).

Bên cạnh đó, Cục cũng tiếp tục cập nhật và theo dõi để đảm bảo thực thi tốt các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Hiệp định TRIPS/WTO và Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, đặc biệt khi các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác có hiệu lực, thì số lượng các dòng đơn sẽ tiếp tục gia tăng, đồng nghĩa với các doanh nghiệp nước ngoài với cả một hệ thống kinh doanh và bề dày kinh nghiệm trong thương trường sẽ có lợi thế rất lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường vì họ sở hữu nhiều tài sản vô hình, trong đó có các tài sản sở hữu trí tuệ như thương hiệu, bằng sáng chế, v.v.. Đó là những lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn và các doanh nghiệp Việt Nam nếu không thích nghi và bắt kịp, không quan tâm đúng mức tới việc xác lập, bảo vệ và phát huy các tài sản sở hữu trí tuệ của mình thì nguy cơ thua trên sân nhà là điều quá rõ ràng.

Thông điệp các “IP Man” muốn truyền tới từng cá nhân, doanh nghiệp Việt:

logo

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ


Ngày sở hữu trí tuệ thế giới” (World Intellectual Property Day – viết tắt là IP Day) ra đời vào năm 2000 khi các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quyết định ngày 26 tháng 4 hàng năm – ngày mà Công ước WIPO chính thức có hiệu lực vào năm 1970 – là ngày để các quốc gia cùng nhau gia tăng sự hiểu biết chung về IP trên toàn thế giới. Kể từ đó, “IP Day” đã trở thành một ngày mà mọi người trên thế giới này cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của IP đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, công nghệ và những đổi mới sáng tạo vì cuộc sống con người.

Năm 2016, WIPO chọn lĩnh vực công nghệ số (digital) là chủ đề của “IP Day” để kêu gọi hành động với khẩu hiệu “Digital Creativity: Culture Reimagined.”(Sáng tạo số: Tái hiện văn hóa).

Để có thêm thông tin về chương trình, vui lòng truy cập: https://www.facebook.com/ipdayinvietnam/  https://www.facebook.com/worldipday



Thực hiện: depweb

26/04/2016, 12:54