Thiếu sắt, cơ thể “đi về đâu”?

Cơ thể với sự thiếu hụt chất sắt cũng như các vi lượng tố khác như selen, đồng, kẽm, coban, crôm…dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Vậy vi lượng tố này có vai trò gì trong cơ thể?.

Lượng sắt mà cơ thể yêu cầu đa dạng và không có khuôn mẫu cụ thể, tùy thuộc vào từng người và phụ thuộc chủ yếu vào nhóm yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, thể trạng sức khỏe. Một người trưởng thành trung bình cần 4.5 gram sắt. Sắt đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình hình thành haemoglobin. Nếu không có haemoglobin, các tế bào máu sẽ không thể hoàn thành chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào khác trong cơ thể. Thêm vào đó, quá trình phản ứng giảm sự oxy hóa cho cơ thể, nhờ sắt đóng góp phần không nhỏ.

Khoảng 70% lượng sắt trong cơ thể được sử dụng để tạo ra haemoglobin, 3% khác được dùng cho các mô cơ dưới dạng myoglobin và được dự trữ ở các cơ quan như gan, lá lách, thận, lõi xương dưới dạng chất ferritin, hemosiderin và siderophilin.

Lòng đỏ trứng, gan và thịt là thực phẩm chứa lượng sắt nhiều nhất. Nếu bạn đang ăn kiêng, ăn chay, một số thực phẩm giàu sắt khác như ngũ cốc, hạt kê, đỗ và các loại rau củ màu xanh… sẽ giúp bạn đáp ứng đủ lượng sắt cho nhu cầu cơ thể. Trong các loại ngũ cốc, cốm là nguồn dự trữ sắt dồi dào, tuy nhiên, khả năng hấp thụ sắt từ ngũ cốc cho cơ thể người tương đối thấp. Các thưc phẩm như đường thốt nốt, nho khô, quả chà là khô, các loại rau củ có vị cay như mù tạt, lá thìa là, cần tây, cỏ cà ri cũng là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời bạn có thể bổ sung cho chế độ ăn uống hằng ngày.

Với trẻ sơ sinh, trong giai đoạn bú sữa mẹ, nhu cầu về sắt sẽ được đáp ứng bằng những nguồn dự trữ từ cơ thể. Khi trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, cơ thể cần được cung cấp chất sắt bổ sung từ nguồn thức ăn/ sữa bổ sung bên ngoài.

Phí Minh Tân (Theo Magazine.Ayurvediccure)


From the same category