Idecaf trong vai trò một diễn viên kịch đến giờ, bên cạnh dàn diễn viên
toàn siêu sao kịch nghệ đất Sài Gòn…
Đạo diễn Vũ Minh chính là người đã trao vào tay Xuân Lan cơ hội đó. Dù cho rằng Xuân Lan còn thiếu nhiều, nhưng đạo diễn Vũ Minh, trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, luôn khẳng định: “Tố chất sân khấu của Xuân Lan không những có mà còn thừa”.
Nếu như ở vai diễn kịch đầu tiên, Xuân Lan không cần diễn nhiều vì vai diễn đó cô ấy quá hiểu. Nhưng đến những vai diễn sau, anh có bắt đầu cảm thấy Lala thiếu điều gì đó mà anh và đồng nghiệp cần phải hướng dẫn để cô ấy nhập cuộc, và diễn như một diễn viên chứ không phải là người mẫu?
Thiếu. Thiếu rất nhiều. Tôi nói ví dụ: diễn viên kịch nói yêu cầu giọng nói phải sáng, rõ và truyền cảm. Và Xuân Lan biết rất rõ đây là một khiếm khuyết của cô ấy. Chính cô ấy cũng đã khá hơn rất nhiều khi tự nhận ra và rèn luyện qua từng vai diễn. Bạn thấy rõ là thời gian sau này, đài từ của Lala cũng khá hơn trước rất nhiều đúng không? Nhưng vẫn chưa hay đâu. Bên cạnh đó là “hình thể sân khấu”, cô ấy lại càng khiếm khuyết… Nhưng tôi cho rằng, chính vì đã biết rõ những khiếm khuyết của mình nên Xuân Lan lại phải càng chịu khó học nhiều hơn nữa ở những đồng nghiệp của mình. Điều này thì tôi đã nhìn thấy, quả thật Lala rất ham học hỏi và ngày càng trưởng thành hơn so với thời gian ban đầu cô ấy đến với sân khấu.
Anh nghĩ mình cần khuyên thêm Lala điều gì sau chừng đó thời gian làm việc với nhau trên sàn tập kịch, để Lala có thể tồn tại được trong một tập thể nhiều ngôi sao, nhiều tài năng… trong khi với kịch nói, cô ấy chỉ là một người bắt đầu?
Đã yêu nghề diễn thì hãy yêu trọn bằng cái tâm, cái đạo đức nghề nghiệp. Một khi đã yêu nghề trọn vẹn, thì tất nhiên phải thể hiện hết khả năng và học hỏi, rèn luyện liên tục để đạt được điều mong muốn. Mà điều này thì cá nhân tôi đã nhìn thấy ở Xuân Lan, cô ấy rất yêu nghề diễn.