Theo chân MC Nguyên Khang khám phá đất nước rồng sấm Bhutan

Đến Bhutan, Nguyên Khang đã ghé thăm các thành phố: Thimphu (thủ đô), Bhumthang, Punakha, Paro. Điều anh ấn tượng nhất đây là quốc gia duy nhất trên thế giới đánh giá mức độ thịnh vượng của đất nước không dựa trên chỉ số GDP – tổng sản lượng nội địa, mà dựa trên GNH – Gross National Happiness – Chỉ số hạnh phúc quốc gia.

Đi qua mỗi địa danh, Nguyên Khang đều ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời ở đất nước hạnh phúc này.

Một góc Bhumthang

Anh ghé thăm ngôi đền Ura và trò chuyện với các em bé người Bhutan
Nguyên Khang chụp ảnh với hướng dẫn viên người Bhutan tại Kurjey Lhakhang trong mùa hoa anh đào
MC cũng dành thời gian đi tìm hiểu về cách thức làm phô mai Thụy Sĩ. Người dân Bhutan rất thích ăn phô mai trong các bữa ăn, nhất là bữa sáng. Ngoài ra, họ còn có món trà bơ, khá béo và khó uống.
Ngoài đồi núi, sông hồ, thác nước là những nét đẹp nổi bật của Bhutan. Nguồn thu nhập chính của người dân đến từ thủy điện. Họ bán điện cho Ấn Độ dựa vào những đập thủy điện trải dài ở các thác nước.
Nguyên Khang tại thung lũng Ura  nằm ở độ cao 3100m so với mực nước biển ở Bhumthang
Đường đến Tiger Nest – Hành trình chinh phục Tiger Nest phải leo núi khá vất vả, đường đi rất khó khăn, mất gần đến 2 tiếng leo núi mới đến đỉnh.
Trên cánh đồng lúa mì
Nguyên Khang chụp ảnh cùng những người dân Bhutan. Trên tay họ đang cầm Kim Luân Chuyển Chú – một tín vật của Phật giáo Bhutan.

Một trong những biểu tượng của Bhutan được thế giới biết đến là tu viện nằm lơ lửng giữa chừng dốc núi – tu viện Taktsang – ở thành phố Paro. Taktsang có nghĩa là Tiger’s Nest (Hang Cọp). Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất Bhutan. Tu viện tọa lạc trên một vách núi đá granit cao ngất, giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh).
Bên cạnh những sư nam, Bhutan cũng có những ngôi chùa dành cho các sư nữ. Trong ảnh Nguyên Khang ghé thăm chùa Sangchen Dorji Lhendup Nunnery nằm trong rừng thông xanh và phóng tầm mắt nhìn về thung lũng Toebesa ở thành phố Punakha.
Nguyên Khang chụp ảnh cùng những nhà sư trẻ ở Trongsa – một thành phố của Bhutan
Cây cầu nối hai bờ sông ở Punakha và chảy qua Punakha Dzong. Ở đây người dân treo nhiều cây cờ màu sắc trên thành cầu.
Punakha Dzong theo lời hướng dẫn viên được xây năm 1637, hoàn thành năm 1638 tức một năm sau đó
Nguyên Khang thích thú trước cảnh đẹp của Punakha Dzong – đoạn giao giữa hai con sông, bên trái là sông Cái, bên phải là sông Đực. Trước tòa cung điện trồng rất nhiều cây phượng tím. Mỗi một quận của Bhutan đều có một Dzong (đây là nơi được xem như cung điện của vua, cũng là thủ phủ hành chính và dành cho các hoạt động tôn giáo). Punakha Dzong là nơi nhà vua nhậm chức trước khi đến thủ đô Thimphu cai quản đất nước.
Bên cạnh những sư nam, Bhutan cũng có những ngôi chùa dành cho các sư nữ 
Một điều thú vị mà MC Nguyên Khang đã đúc kết về đất nước Bhutan sau chuyến đi, anh gọi Bhutan là “quốc gia có 5 không 3 có”:

5 không:

1. Không có đèn giao thông ở mọi nơi trên đất Bhutan. Riêng Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông. Cảnh sát giao thông ở Thimphu điều khiển xe như nhảy múa, rất thú vị.

2.  Quốc gia không có sử dụng túi ny lon, Người dân Bhutan không hút thuốc lá. Bhutan không có máy điều hóa không khí.

3. Ở Bhutan nhà nào cũng có cửa, nhưng không mấy nhà cửa được khóa.

4. Không có tội phạm ở Bhutan.

5.Bhutan là quốc gia mà nền nông nghiệp không sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu. 
3 có:

1. Bhutan là quốc gia duy nhất trên hành tinh mà ở đó có một… Bộ Hạnh phúc.

2. Trên lãnh thổ Bhutan có rất nhiều tu viện và đền thờ cổ xưa. Ở đâu trên đất nước Bhutan, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng các đền thờ cổ mang phong cách Tây Tạng.

3. Bhutan – Shangri La cuối cùng còn vua, nhà vua rất được người dân yêu mến vì tài giỏi, nhân hậu và còn… rất đẹp trai.


From the same category