Thật/giả thông tin trên nhãn mác

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng một vài nhãn mác trên thực tế đã “nói quá” và gây hiểu lầm cho người sử dụng. 

Họ “nói quá” nhưng lại nằm trong phạm vi cho phép bằng cách tận dụng những sơ hở trong Luật ghi nhãn mác. Sự cố ý này xuất phát phần lớn từ nền văn hóa bị ám ảnh bởi việc ăn kiêng, nơi mà các nhà sản xuất biết dùng những từ như “hàm lượng béo thấp”, “ít năng lượng” để bán được nhiều sản phẩm. Dưới đây là những thủ thuật dùng trong ghi nhãn mác mà bạn nên biết.

Ít hơn 100 calo trong mỗi khẩu phần

Những con số mà bạn nhìn thấy trên nhãn sản phẩm ghi giá trị dinh dưỡng được tính theo một khẩu phần cơ bản. Bởi vậy, khi các nhà sản xuất muốn sản phẩm của họ nhìn có vẻ tốt cho sức khỏa hơn, họ sẽ giảm số lượng khẩu phần như calo, chất béo bão hòa, đường, muối natri. Một ví dụ điển hình là nhiều loại ngũ cốc ghi trên bao bì với thông tin dinh dưỡng cho 113,36 gram, nhưng trên thực tế, chẳng ai chỉ ăn có từng ấy ngũ cốc cho một bữa sáng.

Điều này thường gây hiểu lầm khi chúng ta tin rằng lượng thức ăn đang nạp vào cơ thể chứa ít calo hơn. Nếu như bạn thử mở một gói khoai tây chiên, ngó qua mặt sau của bao bì và nhìn thấy các thông tin ghi rằng: “chỉ chứa 100 calo”, có thể bạn sẽ nghiêng về phương án ăn hết cả gói. Tuy nhiên, bạn phải hiểu là 100 calo đó tính trên mỗi khẩu phần, nếu bao bì có 4 khẩu phần thì bạn sẽ nạp vào 400 calo.

Giảm chất béo

Điều này không có nghĩa là thực phẩm có ít chất béo thật. Nó chỉ có nghĩa là sản phẩm này có hàm lượng chất béo được giảm đi từ dạng này sang dạng khác. Hậu quả là, cho dù một gói snack ghi như vậy thì nó vẫn chứa nhiều hơn 50% chất béo.

Ít hơn 10% chất béo

Theo những hướng dẫn về lối ăn uống lành mạnh, có chưa đến 30% calo chúng ta tiêu thụ đến từ chất béo. Bởi vậy, khi các sản phẩm ăn uống được dán nhãn một cách nổi bật với thông tin “ít hơn” 10% hoặc 15% chất béo, chúng tự nhiên được giống như là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần biết là, những con số phần trăm này muốn nói tới phần trăm chất béo tính theo khối lượng/trọng lượng chứ không phải là phần trăm calo/năng lượng.

Điều này tạo nên một sự khác biệt lớn. Ví dụ, một hộp bánh quy, được quảng cáo là chỉ chứa 10% chất béo, cụ thể là cứ 100g trong mỗi khẩu phần chứa 10g chất béo. Bởi vì cứ 1 gram chất béo chứa 9 calo, nếu 100g hộp bánh chứa một lượng 250 calo, thì đó có nghĩa là nó chứa 90 calo từ chất béo (trên tổng số 250 calo tiêu thụ), hoặc hiểu một cách khác là chiếm 36% chất béo.

Hồng Thúy (theo shoppinglifestyle)


From the same category