Để giảm áp lực bạn phải gánh chịu khi làm sếp
1. Đừng cắm mặt vào công việc mà quên mất cuộc sống của mình. Hãy phân tích kỹ tiến trình công việc của mình. Việc gì cần phải xúc tiến? Việc gì có thể phân công cho những người khác? Việc gì có thể bỏ qua? Hãy dành sự ưu tiên hơn cho các mối quan hệ cũng như thời gian thư giãn, nghỉ ngơi lên hàng đầu bởi chúng cũng hết sức quan trọng.
2. Nếu bạn cảm thấy cô đơn và không có những mối quan hệ thân thiết, hãy thực hiện một chiến lược phát triển quan hệ trong nhóm mình quản lý. Hãy hỏi xem các nhân viên của bạn muốn đạt được những gì và đặt ra mục tiêu cho mỗi người trong nhóm. Làm như vậy, những nhân viên của bạn sẽ thấy sếp đánh giá cao giá trị của họ và sếp là người rất quan tâm đến những nhân viên dưới quyền.
3. Không nên từ bỏ những gì bạn đã từng làm trước khi được cất nhắc, thay vào đó, hãy coi đó là thú vui giải trí của bạn. Hãy thử thiết lập một kế hoạch phân công công việc với cấp trên, qua đó thuyết phục họ rằng sự đóng góp của bạn trong công việc nhất định sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho công ty.
4. Lên kế hoạch hàng năm, hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày thật kỹ càng để tránh không bị quá tải khi phải hoàn thành công việc theo đúng hạn định. Đây cũng là cách giúp cho bạn khỏi bị động khi có những dự án phải hoàn thành gấp rút. Khi chia sẻ áp lực công việc, bạn cũng sẽ đồng thời tạo cơ hội cho những người khác được thể hiện tiềm năng quản lý của mình và khiến họ hiểu rằng bạn thực sự tin tưởng ở họ.
5. Tạo một môi trường làm việc mở trong đó các thành viên trong nhóm có thể tự do chia sẻ những khó khăn và mong muốn cải tiến công việc. Như vậy, bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Vị trí tốt, thu nhập cao – có làm bạn thỏa mãn?
Nếu ở ngoài nhìn vào thì quả thực M. (29 tuổi), đang có một công việc mà khối người phải thèm thuồng. Trong vòng 3 năm, từ một nhân viên quèn, M. đã nhanh chóng leo lên được vị trí biên tập của một tạp chí giải trí nổi tiếng với mưëc thu nhập đáng mơ ước.
Đương nhiên, cái gì cũng có giá của nó. M. luôn ngập đầu trong công việc, thậm chí cô không có thời gian để tận hưởng cuộc sống bên ngoài tươi trẻ và sôi động. Và cả những thú vui bình dị mà trước đây cô từng có khi còn là nhân viên bình thường cũng dường như quá xa xỉ khi con đường sự nghiệp đang thênh thang mở rộng trước mắt.
Khi được hỏi về công việc, M. tâm sự: “Được viết những gì mình thích là niềm đam mê của tôi, và đó cũng là lý do tôi muốn trở thành một phóng viên. Tôi thích nấu ăn, viết bài, gặp gỡ mọi người và có thời gian dành cho việc nghiên cứu. Vì vậy, làm việc cho một tòa báo quả thực là ước mơ cháy bỏng của tôi ngày đó.
Thế nhưng, khi ước mơ đó giờ đây đã nằm gọn trong tay mình, tôi lại thấy lo sợ. Và chỉ vài tháng sau khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, tôi nhận ra rằng mình đã thay đổi. 99% thời gian hàng ngày tôi ngồi lì trong văn phòng, giao dịch với các đối tác quảng cáo và đau đầu với việc quản lý phóng viên. Và trong suốt hàng tiếng đồng hồ căng thẳng đó, tôi chẳng có lúc nào để nghĩ đến những đam mê trước đây của mình”.
Thật ra câu chuyện của M. chẳng có gì đặc biệt. Trong thời buổi công nghiệp như ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ cảm thấy mình không sao thoát khỏi cảm giác bế tắc khi họ quá thành công trong nấc thang sự nghiệp của mình. Trước mặt họ chỉ có những con số nhảy múa, những cuộc họp với khách hàng và những bản báo cáo công việc trong khi điều họ thực sự muốn làm không hề tồn tại trong công việc mà họ đang đảm nhận.
Tồi tệ hơn, bản thân họ lại trở thành nạn nhân của chính mình vì không được sống đúng con người mình. Liệu điều đó có thực sự là cơn ác mộng của những người đang đứng trên đỉnh cao của sự thành đạt hay không?
Chúng ta dường như luôn bị mặc định trong một công thức cứng nhắc: thành đạt = công ty lớn + vị trí “ngon”. Và thế là, leo lên được vị trí cao hơn, đối với chúng ta, đó là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống đâu có đơn giản như vậy. Đành rằng thăng tiến đồng nghĩa với việc tăng lương, có chức có quyền và thêm bổng lộc nhưng nó cũng đồng nghĩa với tăng gánh nặng quản lý nhân sự, quản lý tài chính và áp lực của công việc. |
Đã đi làm thì ai chẳng muốn mình “có vai có vế” nhưng càng lên cao thì người ta càng cảm thấy mình không còn là mình nữa, bởi công việc họ đang làm là trách nhiệm, chứ không phải là những gì họ thực sự đam mê.
Bản thân xã hội chúng ta đang sống ép chúng ta phải luôn nghĩ đến việc kiếm tiền và kiếm tiền nhưng chính áp lực đó lại đẩy chúng ta ra khỏi những ước mơ của chính mình. Chúng ta chỉ luôn tính toán làm sao để có thể đi lên mà không bao giờ nghĩ đến mặt trái của vấn đề.
T. (40 tuổi), kiến trúc sư cấp cao của một công ty kiến trúc lớn, thổ lộ: “Thời còn trẻ, tôi chỉ thích thiết kế nhà, khu văn phòng và những trung tâm mua sắm. Nhưng từ khi được lên chức, chưa bao giờ tôi có thời gian đụng đến bản vẽ. Công việc của tôi hiện giờ là giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và nhân sự.
Mặc dù tình hình tài chính cá nhân ổn hơn trước nhưng nói thật, tôi làm việc mà chẳng có hứng thú gì”. Sau vài tháng, T. quyết định bỏ việc để “hành nghề tự do”, đánh đổi sự ổn định và mức thu nhập hấp dẫn để có thể thỏa sức làm công việc mà mình yêu thích từ hồi còn trẻ với vài khách hàng nhỏ và một văn phòng ngay tại nhà. “Đúng là có hơi mạo hiểm thật”, T. tâm sự, “Tôi vẫn luôn băn khoăn về quyết định của mình nhưng ít nhất thì tôi thấy rằng giờ đây mình cũng đã có trách nhiệm với chính mình”.
Thành đạt = Thiếu vắng bạn bè?
Mải mê công việc, có một ngày bạn chợt nhận thấy quanh mình chẳng có ai để chia sẻ, tâm sự. Đó là điều thường gặp đối với những người được thăng quan tiến chức. Khi bạn chỉ là một nhân viên bình thường thì phần lớn thời gian bạn ở cơ quan bên cạnh những bạn đồng nghiệp. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn và có nhiệm vụ quản lý những người bạn vốn là đồng nghiệp ngang hàng trước đây của mình?
Chị L. (29 tuổi) cảm thấy rất không thoải mái khi là sếp trẻ nhất trong công ty. Khi được đề bạt, chị cảm thấy rất vui và hào hứng với vị trí mới, thế nhưng chị cũng dần nhận ra mối quan hệ của mình với những bạn đồng nghiệp có những thay đổi.
Từ đó, L. đi làm trong tâm trạng không thoải mái: “Mặc dù bây giờ tôi đã có một vị trí trong công ty, được ưu đãi tốt nhưng những đồng nghiệp cũ không còn thoải mái nói chuyện với tôi như trước, họ cũng tỏ ra khó chịu và dè chưìng tôi, còn sếp lại mong muốn tôi có thể quản lý họ một cách hiệu quả”.
Theo Kate Southam, chuyên gia tư vấn và nghiên cứu về nghề nghiệp đồng thời là biên tập viên của trang www.careerone.com.au, một trang web tư vấn dịch vụ việc làm của Úc, “ban đầu, khi bạn mới được đề bạt lên vị trí cao hơn, bạn phải chấp nhận một điều là rất khó có thể vừa là sếp vừa là bạn. Hãy tỏ ra thân thiện, thường xuyên tổ chức các cuộc đi chơi, dã ngoại, giao lưu trao đổi với các thành viên trong nhóm.
Điều quan trọng đối với một người quản lý là phải làm sao có thể giảm nhẹ áp lực công việc đối với nhân viên của mình. Thực sự điều này là rất khó khi các thành viên trong nhóm đã từng là bạn đồng nghiệp ngang hàng. Bên cạnh đó, một người quản lý giỏi cũng là người biết thể hiện để cấp trên thấy rằng họ dã quyết định đúng khi đề bạt mình”.
Để vượt qua khó khăn này, Kate khuyên bạn nên tìm hiểu và nắm vững kỹ năng quản lý. “Hãy tham gia các khóa học quản lý nhân sự, để trang bị cho mình những kỹ năng thiết thực như làm thế nào để có thể đưa ra phản hồi một cách hiệu quả, làm thế nào để có thể quản lý nhân viên và đưa ra những nhận xét về công việc của họ một cách chuyên nghiệp mà không gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía họ. Như vậy, bạn có thể thể hiện cho nhân viên của mình thấy mình đang rất mong muốn trở thành một người quản lý tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động tổ chức những cuộc gặp gỡ riêng, thảo luận với từng người về kế hoạch quản lý của bạn đối với riêng họ, coi họ như một bộ phận thiết yếu của công việc. Hãy để cho họ được nói lên những suy nghĩ của mình nhưng tuyệt đối không xin lỗi hay giải thích về việc mình được bổ nhiệm làm sếp của họ. Hãy xử sự đúng như một người quản lý”.
Tìm lời khuyên ở những người đi trước trong công ty mình hoặc gia nhập các câu lạc bộ hay tổ chức dành cho các doanh nhân – nơi bạn có thể dễ dàng có cơ hội tiếp xúc với những người thành đạt dày dạn kinh nghiệm quản lý cũng là một giải pháp cho bạn.
![]() Khi ngồi vào “ghế”, sếp sẽ có rất nhiều việc phải lo lắng, như lo kinh doanh làm sao cho hiệu quả, dành thời gian tạo dựng mối quan hệ tốt ở bên ngoài, rồi phải chăm lo đời sống và các mối quan hệ của nhân viên trong công ty. Những cái lo đó cộng lại làm tốn rất nhiều thời gian mà một ngày chỉ có 24 tiếng nên sẽ phải hy sinh rất nhiều. Nhiều khi tôi cảm thấy áy náy vì không dành nhiều thời gian cho gia đình, không đối xử tốt với bạn bè cũ. Những đám hiếu hỉ, giỗ chạp trong gia đình nhiều khi không về được. Họ hàng thông cảm, nhưng họ cũng buồn. Những bạn bè cũ, lại khác lĩnh vực của mình, nên ít có điều kiện gặp gỡ, cứ xa dần. Nhiều khi tôi nhận phải những lời trách móc như: “Bây giờ nó lo lao vào kiếm tiền, có địa vị, danh vọng rồi quên bạn bè. Nó không như ngày xưa nữa” – “ngày xưa” đó là thời tôi làm sinh viên, công chức. Trong tâm, tôi không muốn như vậy. Song vì công việc, mà thời gian chỉ có ngần ấy, nên không thể sắp xếp được. Khi mình mong muốn làm việc gì đó, phải có hai điều kiện tiên quyết là thời gian và sức khỏe. Nhưng bước vào kinh doanh, thời gian ít đi, làm nhiều việc, nên sự hưng phấn trong công việc không còn nhiều, sức khỏe cũng giảm sút, buộc mình phải nghỉ ngơi để nạp năng lượng, làm những mong muốn khác, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu giảm rất nhiều. Trước đây, tôi có thể ngồi suốt đêm tự lập trình hoặc phân tích một bài toán. Bây giờ tôi vẫn đam mê, nhưng không thể làm như thế được, tôi chỉ có thể cân bằng bằng cách đọc, mà chỉ đọc lướt qua để cập nhật, làm việc với nhóm chuyên môn, xem có phù hợp với định hướng kinh doanh của mình không, chứ không thể đọc sâu. Những ý thích khác cũng giảm nhiều. Đam mê của tôi là thể thao, văn thơ, nhưng lại có rất ít thời gian cho sở thích này. Tôi thích đánh golf, nhưng một tháng may ra đến sân được hai lần. Hơn nữa, đã có nhiều người bảo lao vào môn thể thao này, nhiều khi quên hết công việc kinh doanh, sao nhãng việc gia đình, nên tôi sợ không dám chơi nhiều. Khi nào chuyển giao công việc cho lớp trẻ, chắc chắn tôi sẽ quay lại với những thú đam mê của mình. Tôi dạy học 10 năm, sau đó “bung” ra kinh doanh, do sự tồn tại, phát triển tự nhiên, bắt buộc mình phải cố găëng hơn, đó là lý do tôi không còn thời gian cho cuộc sống riêng. Không đến mức mất bạn bè cũ, vì nếu không gặp gỡ được thì mình điện thoại hỏi thăm. Nhưng bạn bè thân hầu như không còn. Vì bạn bè đều xuất thân từ nhà giáo, suy nghĩ của họ khác người kinh doanh. Có những việc nhân viên làm mình buồn, tôi tâm sự, nhưng vì chưa trải qua cương vị của tôi, nên họ thường nói “tại bà khó quá”. Dần dà tôi không muốn tâm sự nữa, thành ra mối thân tình ngày càng giãn ra, chỉ còn lại là “Mày khỏe không” để không mất đi người bạn đó. Ngay cả bản thân tôi, nhiều khi bệnh, muốn nghỉ ngơi cũng không được. Có khi mới đặt lưng xuống giường, có điện thoại là lại phải đi. Hay trong phòng có đầy đủ máy nghe nhạc, nhưng nhiều khi về nhà là ngủ khò, nên tôi trở thành người rất lạc hậu. Đến bây giờ tôi vẫn “single”, trong đó công việc cũng góp một phần lí do. Vì là người quen bươn chải, từ tay trắng làm nên, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tính khí của tôi. Tôi trở thành người quyết đoán, thiếu sự mềm dẻo và nữ tính. Đàn ông cần sự dịu dàng, nói phải biết lắng nghe. Còn tôi nói phải thì nghe, không phải thì nhiều khi trợn mắt ngó người ta, làm họ chạy mất tiêu! Bạn bè tôi cũng khuyên nếu yêu ai phải biết “mắt nhắm mắt mở”, chứ cứ chừng chừng hai mắt ngó người ta thì chết! Áp lực đầu tiên của tôi là vấn đề đảm bảo cuộc sống cho anh em, lương không dừng lại một chỗ, mà phải càng ngày càng tăng. Áp lực thứ hai là hàng hóa mình làm ra phải bán được, dù hàng hóa đó là sản phẩm văn hóa hay vật chất. Còn thời gian đối với tôi không phải là áp lực. Cơm một ngày cũng chỉ ăn 2 – 3 chén, không thể ăn 10 chén. Nhưng mình ham làm, ôm đồm thì đó là lựa chọn của mình. Ăn thua là phải biết sắp xếp thời gian cho hợp lí. Với người nào không sắp xếp thời gian, rất dễ xảy ra tình trạng quên việc nọ việc kia, làm việc không cần thiết, nhưng lại bỏ qua việc tối quan trọng, rất bất lợi cho việc kinh doanh. Nên phải cân đối việc gì cần, việc gì không cần, cũng phải khéo léo trong cách cư xử khi từ chối gặp gỡ bạn bè, đối tác, đồng thời phải năng động trong công việc, làm sao rút ngắn thời gian để có thời gian dư cho những công việc khác, hoặc làm việc song hành. Học về sân khấu, nên tất nhiên là tôi đam mê những vai diễn. Nhưng bây giờ mình ôm đồm, vừa kinh doanh vừa diễn, thứ nhất là “giành ăn” với anh em, thứ hai là không bền được, nên tôi phải hy sinh “khoản” này một chút. Khi làm phim “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, bàn tới bàn lui, cuối cùng giao cho tôi làm. Hay mới đây, gần đến sinh nhật của tôi, quay phim Trinh Hoan điện thoại mời tôi dẫn game show “Chúc mừng sinh nhật”. Công việc đó rất thú vị, mà ngày đầu tiên ghi hình cũng là ngày sinh nhật của tôi. Mình nói “Chúc mừng sinh nhật các bạn” mà thấy trong lòng rất vui… Nhưng những niềm vui như vậy rất hiếm hoi. Thậm chí có được niềm vui đó mình phải hy sinh những thứ khác. Thực tế là khi quay “Chúc mừng sinh nhật”, tôi phải bỏ một hợp đồng kinh tế rất hấp dẫn khác. Nên ở góc độ nào đó, có thể nói khi không có tiền thì không được làm việc mình thích. Nhưng có chút ít thì làm công việc mình thích cũng dễ dàng hơn. Vấn đề cuối cùng vẫn là anh phải biết sắp xếp thời gian./. |