Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
Các nhà khoa học Phần Lan vừa tiết lộ khi ở trong bụng mẹ
thai nhi có khả năng ghi nhớ những âm thanh thường xuyên được lặp lại. Vì vậy, những cuộc đối thoại của bố mẹ là những
bước đầu tiên giúp bé hình thành khả năng ngôn ngữ.
Giáo sư Minna Huotilainen thuộc Đại học Helsinki cho biết khi
mới chào đời trí não của trẻ không hẳn là một trang giấy trắng vì các bé đã ghi
nhớ những lời nói của các thành viên trong gia đình trước khi được sinh ra. Nghiên
cứu của trường Đại học Helsinki đã chứng minh ngay từ những giai đoạn đầu thai
nhi đã biết nghe và tiếp thu các ngôn ngữ.
Nghiên cứu được tiến hành với 33 sản phụ đã mang thai được
29 tuần. Các nhà khoa học cho thai nhi nghe từ “tatata”, một từ vô nghĩa trong
tiếng Phần Lan, hàng trăm lần. Từ này được phát âm khác nhau và đôi khi thai
nhi được nghe từ khác là “tatota”. Giáo
sư Huotilainen cho biết lý do họ chọn một từ vô nghĩa vì nó là một từ dài gồm 3
âm tiết, nó sẽ khiến não trẻ thấy khó khăn khi nhận biết được những thay đổi nhỏ
của từ ngữ và thử thách khả năng học từ của thai nhi.
Sau khi chào đời, các nhà khoa học đã kiểm tra các hoạt động
não của tất cả các bé. Kết quả kiểm tra cho thấy với những bé đã tham gia thí
nghiệm có những phản ứng đặc biệt với từ này. Các bé cũng có khả năng nhận biết
những thay đổi bên trong của từ tốt hơn những bé chưa được nghe từ “tatata” trước
đó.
Theo giáo sư Patricia Kuhl, nhà nghiên cứu ngôn ngữ trường Đại
học Washington: “Việc trẻ sơ sinh có khả
năng học các từ khi được nghe nhiều lần trước khi lọt lòng đã chứng minh rằng khả
năng ngôn ngữ không phải chỉ được hình thành sau khi sinh mà nó bắt đầu khi
phôi thai nghe thấy các âm thanh. Phát hiện mới này cho thấy sự kỳ diệu của bộ
não thai nhi.”
Từ kết quả của cuộc nghiên cứu, giáo sư Huotilainen đưa ra lời
khuyên rằng các ông bố bà mẹ tương lai cần được biết thai nhi có khả năng lắng
nghe và ghi nhớ các âm thanh của thế giới bên ngoài, vì vậy họ nên nói chuyện
nhiều với con trong thời kỳ mang thai hoặc các bà mẹ nên thường xuyên trò chuyện
với nhiều người khác.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
Ngọc Diệp
Biên dịch từ Daily Mail