Tập thể dục chữa bệnh ĐTĐ
Ở các bệnh nhân đái tháo đường, tập thể dục mang đến nhiều lợi ích to lớn như:
– Làm giảm đường máu do tăng tiêu thụ đường máu. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.
– Làm tăng nhạy cảm với insulin máu, tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Tác dụng này cực kỳ quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mà sự nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đường máu. Làm giảm nguy cơ tim mạch. Theo các nghiên cứu, tập thể dục làm giảm đáng kể các loại mỡ máu có hại, gây xơ vữa động mạch như Triglycerride, LDL- Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL – Cholesterol. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần phải tập luyện khá tích cực như chạy ít nhất 14,5 – 19km/ tuần và tăng dần lên đến khoảng 60km/ tuần. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm trung bình 5-10 mmHG cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, tác dụng này rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.
– Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thừa cân hoặc béo phì. Tập thể dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu phối hợp cùng chế độ ăn giảm vừa phải lượng calo nhưng sẽ không có tác dụng nếu như bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo (600-800 kcal/ngày).
– Tập thể dục giúp cải thiệ các chức năng tim mạch của người bênh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ( tim phải hoạt động ít hơn), làm răng khả năng co bóp tống máu của tim… và tăng cường sức đề kháng nói chung cũng như tăng khả năng lao động tay chân và sự phối hợp động tác của người bệnh. Ngoài ra tập thể dục đều dặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái, làm tăng chất lượng cuộc sống. Để có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn thì các bệnh nhân cần phải tập ít nhất 3 ngày/ tuần hoặc tập cách ngày. Còn để đạt được mục đích giảm cân, cần phải tập ít nhất 5 ngày/tuần.
Một số lưu ý đặc biệt
Cần kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da hoặc vết rách hoặc nhiểm trùng ở bàn chân không? Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, và khi đường máu rất cao.
Khởi đầu từ từ: trong vòng 1-2 tuần đầu chỉ cần tập các động tác kéo dãn và xoay người, điều này sẽ giúp bạn tránh bị chấn thương cơ.
Khi tập nên mặc quần áo rộng và phải đi giày để đảm bảo an toàn cho người tập. Nếu bạn phải tập ngoài trời nắng thì hãy đội mũ mà đeo kính râm (đặc biệt nếu bạn tập và giữa trưa ngày hè) nhưng tốt nhất là không nên tập vào khoảng thời gian này. Có đủ nước uống: Nên nhớ là hãy uống nước nhiều cả trước, trong và sau khi tập (không đợi tới khi bạn có cảm giác khát hoặc ra nhiều mồ hôi thì mới uống).
Bắc đầu với mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như đi bộ 3 lần/ tuần, chơi bóng bàn 1 lần/ tuần, xuống xe bus trước 1 bến. Sau đó sẽ tăng mục tiêu dần dần, ví dụ tăng thời gian đi bộ từ 10 phút lên 15 phút rồi 20 phút mỗi lần. Không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao và phi thực tế.
Để có hứng thú tập, các bệnh nhân hãy chọn môn thể thao mình ưa thích, các các môn thể thao theo nhóm cớ sự tham gia cả cả những người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Tóm lại, tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong cả phòng bệnh, kiểm soát đường máu, hạn chế các biến chứng của ĐTĐ nhất là các biến chứng tim mạch và góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ĐTĐ. Hầu như tất cả các bệnh nhân ĐTĐ đều có thể và nên tập thể dục thể thao. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và an toàn, họ cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc và các chuyên gia về thể dục thể thao .. cũng như sự hỗ trợ và khuyến khích của bạn bè, người thân.
Theo BSGĐ