Những thông tin thu được từ cuộc nghiên cứu cũng tìm ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này. Theo các nhà nghiên cứu, có sự khác biệt này là do phụ nữ có dây thần kinh “đặc biệt” để phản ứng lại tiếng khóc của trẻ, trong khi đó đàn ông lại không có loại dây thần kinh này và vì vậy mà họ dường như không phản ứng gì cả.
Nghiên cứu này được Viện Sức khỏe Trẻ em Quốc gia Mỹ thực hiện với sự tham gia của 18 người đàn ông và phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia để tâm trí “trống rỗng” và tiến hành quét não. Sau đó họ đã bật một đoạn ghi âm tiếng ồn xem kẽ với đó là một clip ngắn tiếng khóc của trẻ em. Những hình ảnh quét cho thấy, phụ nữ ngay lập tức trở nên tỉnh táo hơn khi nghe tiếng khóc của trẻ, trong khi bộ não của người đàn ông vẫn ở trong trạng thái nghỉ.
Xác định được sự khác nhau trong phản ứng giữa nam và nữ, theo độ tuổi và theo tình trạng gia đình giúp chúng ta hiểu được bản năng chăm sóc trẻ của mỗi người. Từ đó, có thêm thông tin để đưa ra những quyết định phù hợp trong các tình huống cụ thể.
Mặc dù có sự khác nhau giữa bộ não của nam và nữ với tiếng trẻ em khác, nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa những người có bố mẹ và những người không có bố mẹ.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tiếng khóc của trẻ cũng là một dấu hiệu để nhận biết bệnh tự kỷ. Một cuộc nghiên cứu trước đây đã tìm ra, những trẻ em có xu hướng bị bệnh tự kỷ sẽ có tiếng gào thét chói tai hơn và quãng dừng giữa tiếng khóc ngắn hơn.
Từ lâu, chúng ta đã biết cơ thể người phụ nữ phản ứng với âm thanh của trẻ sơ sinh kể từ khi mang bầu. Và sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ ngay lập tức có phản xạ xuống sữa, phản xạ này kích thích việc tiết sữa ở ngực. Cho con bú thường xuyên sẽ giúp các phản xạ trở nên hài hòa hơn với các kích thích cụ thể. Vì vậy mà khi trẻ khóc các bà mẹ có thể hiểu được trẻ đang muốn gì.
Lê Anh
Biên dịch theo Dailyco