Tác dụng vượt trội cho làn da khi đắp mặt nạ đất sét đúng cách

Mặt nạ đất sét từ lâu đã trở thành “cứu cánh” cho phái đẹp trong việc chăm sóc da mặt bởi khả năng làm sạch sâu, thanh lọc da hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cơ chế chăm sóc da của sản phẩm này và mẹo sử dụng nó đúng cách. Cùng khám phá những thông tin thú vị về mặt nạ đất sét như thành phần và cấu tạo, cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng.

cach-dap-mat-na-dat-set
Mặt nạ đất sét là gì?

Mặt nạ đất sét là loại mặt nạ chăm sóc da có thành phần chính là đất sét tự nhiên như đất sét trắng Amazon, đất sét Bentonite, đất sét cao lanh, đất sét xanh, đất sét hồng… rất giàu khoáng chất và vi lượng có lợi cho da. Đất sét sau khi trải qua quá trình khai thác, tinh chế và kết hợp cùng các thành phần khác như nước, tinh dầu, thảo mộc… sẽ tạo thành sản phẩm mặt nạ hoàn chỉnh.

mat-na-dat-set-la-san-pham-cham-soc-da-voi-thanh-phan-chinh-tu-thien-nhien-an-toan-lanh-tinh
Mặt nạ đất sét là sản phẩm chăm sóc da với thành phần chính từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.

Mặt nạ đất sét thông thường được bào chế dưới dạng bột hoặc kem. Mặt nạ đất sét dạng bột được đóng gói trong hộp, túi, khi sử dụng dễ dàng điều chỉnh độ sệt theo ý muốn và có thể bảo quản lâu hơn. Còn mặt nạ dạng kem với ưu điểm dễ sử dụng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian pha trộn, không cần thêm nước hay dung dịch kích hoạt.

vitamin-b3-giup-cai-thien-lan-da-khong-deu-mau-dom-nau-da-chay-xe-lo-chan-long-to-va-bao-ve-da-khi-tiep-xuc-voi-anh-sang-mat-troi
Vitamin B3 giúp cải thiện làn da không đều màu, đốm nâu, da chảy xệ, lỗ chân lông to và bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím; BHA loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn, làm sạch bã nhờn, dầu dư thừa.

Bên cạnh đất sét là thành phần chính, đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch da, hút nhờn, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất thì còn một số thành phần khác được đưa vào để tăng cường hiệu quả chăm sóc da có thể kể đến như Vitamin B3 (Niacinamide), AHA, BHA, Ceramide

Công dụng của mặt nạ đất sét

Loại bỏ bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông

Đất sét có cấu trúc dạng hạt mịn, với khả năng hút bụi bẩn, bã nhờn và tạp chất hiệu quả. Trong quá trình đắp mặt nạ đất sét, lớp mặt nạ sẽ khô dần và co lại, tạo lực hút nhẹ nhàng giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ sâu trong lỗ chân lông. Nhờ vậy, da được thông thoáng, sạch mịn và giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá.

Kiểm soát dầu nhờn hiệu quả

Mặt nạ đất sét có khả năng kiềm dầu tốt, giúp điều tiết lượng dầu tiết ra trên da, đặc biệt phù hợp với những người có làn da dầu, da hỗn hợp.

mat-na-dat-set-co-nhieu-cong-dung-tuyet-voi-trong-cham-soc-da
Mặt nạ đất sét có nhiều công dụng tuyệt vời trong chăm sóc da.

Làm sáng và đều màu da

Mặt nạ đất sét giúp loại bỏ tế bào chết trên da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp da sáng mịn và đều màu hơn.

Tái tạo tế bào da

Mặt nạ đất sét chứa các khoáng chất giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp da đàn hồi và trở nên săn chắc hơn.

cong-dung-cua-mat-na-dat-set-cung-tuy-vao-tung-loai-khac-nhau
Công dụng của mặt nạ đất sét cũng tùy vào từng loại khác nhau. Mặt nạ đất sét xanh có nguồn gốc từ thực vật bị phân hủy (chất diệp lục, tảo…) với công dụng chủ yếu là chống oxy hóa, giảm viêm và tăng cường tuần hoàn máu.

Hỗ trợ điều trị mụn

Mặt nạ đất sét có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Tăng cường và cấp ẩm cho da

Những thành phần dưỡng ẩm thường xuyên được đưa vào trong mặt nạ đất sét là Hyaluronic Acid, Glycerin… có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, giúp da ngậm nước, mềm mại, căng mọng.

Cách đắp mặt nạ đất sét đúng
cach-dap-mat-na-dat-set-dung
Dù là những “tấm chiếu mới” thì bạn cũng không cần quá lo lắng với cách sử dụng mặt nạ đất sét.

Bước 1: Làm sạch da mặt
Đầu tiên trước khi sử dụng mặt nạ đất sét, bạn cần làm sạch da thật kỹ bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và lớp trang điểm trên bề mặt. Điều này sẽ đảm bảo các hoạt chất thẩm thấu sâu hơn bên trong lỗ chân lông, từ đó phát huy công dụng một cách tối đa.

Bước 2: Sử dụng Toner
Ưu tiên sử dụng Toner không cồn, không hương liệu để làm ẩm cho da.

Bước 3: Thoa mặt nạ đất sét
Bạn thoa lên da một lớp mặt nạ đất sét và dàn đều khắp mặt, lưu ý tránh các vùng da nhạy cảm (mắt, môi) để không gây tổn thương. Nếu bạn có  làn da thường hoặc khô thì có thể thoa lớp mỏng, còn nếu bạn có làn da hỗn hợp thì có thể thoa mỏng hai bên má nhưng thoa một lớp dày hơn ở vùng chữ T. Nếu sở hữu một làn da dầu, bạn có thể “mạnh tay” thoa dày cho cả mặt. Thay vì dùng tay, bạn có thể dùng cọ chuyên dụng để thực hiện dễ dàng hơn.

Bước 4: Thư giãn và để yên trong khoảng 10-15 phút
Sau khi bôi mặt nạ lên da, bạn giữ nguyên trong vòng 10-15 phút để các hoạt chất hoạt động và phát huy công dụng.

Bước 5: Loại bỏ lớp mặt nạ trên da
Khi nhận thấy mặt nạ đã hơi khô, có cảm giác săn lại trên da, bạn dùng khăn mặt thấm nước ấm và lau sạch theo chuyển động tròn. Tiếp theo là thấm nhẹ da lần nữa bằng khăn khô cho đến khi còn hơi ẩm.

Bước 6: Lấy đi bã nhờn, mụn đầu đen
Sử dụng dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn sạch sẽ, đã sát khuẩn, nhẹ nhàng ấn và lướt nhẹ trên da nhằm lấy đi những sợi bã nhờn cùng mụn đầu đen trồi lên trên da.

Bước 7: Tiếp tục các bước chăm sóc da tiếp theo
Sau khi đắp mặt nạ đất sét, bạn tiếp tục thực hiện các bước dưỡng da chuyên sâu như thông thường. Quan trọng nhất là kem dưỡng ẩm, đừng quên sử dụng vào cuối chu trình để đảm bảo làn da luôn ngậm nước và trẻ khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng mặt nạ đất sét
mat-na-dat-set-khong-gay-ra-tac-dung-phu-nghiem-trong
Thông thường, mặt nạ đất sét không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sử dụng với tần suất hợp lý và khoa học.

Để khai thác tối đa công dụng tuyệt vời của mặt nạ đất sét và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý và ghi nhớ một số điều quan trọng dưới đây:

Chọn mặt nạ đất sét phù hợp vì mỗi loại da sẽ có những đặc điểm riêng, cần lựa chọn loại mặt nạ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của da.
Dưỡng ẩm cho da sau khi đắp mặt nạ đất sét.
Tránh để mặt nạ khô hoàn toàn trên da. Nếu để mặt nạ đất sét quá lâu trên da sẽ khiến da bị hút ẩm ngược, gây khô và mất nước.
Xông hơi cho da trước khi đắp mặt nạ đất sét để lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện cho mặt nạ đất sét thẩm thấu sâu hơn.
Không đắp mặt nạ đất sét quá dày, cần xem xét tình trạng da và loại da của bản thân.
Không đắp mặt nạ đất sét quá thường xuyên. Nên sử dụng mặt nạ đất sét 1-2 lần/tuần để tránh gây khô da. Đối với da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét 1 lần/tuần.

Bên cạnh những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể về loại mặt nạ đất sét phù hợp nhất với tình trạng da của bản thân. Đắp mặt nạ là phương pháp chăm sóc da đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm mà ai cũng có thể thực hiện. Hãy biến việc đắp mặt nạ thành thói quen hàng tuần để sở hữu làn da khỏe đẹp rạng rỡ tự nhiên.


From the same category