Tác dụng phụ biết để phòng


Tiểu đường

– Tất cả thuốc điều trị tiểu đường đều làm giảm đường huyết. Một số thuốc khi được dùng không thích hợp (ví dụ như dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn) có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường huyết xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời điều chỉnh đường huyết tăng trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê.

– Dị ứng thuốc: Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng thuốc.

– Rối loạn tiêu hóa (đầy bụng hoặc tiêu chảy): Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo, bạn phải ngưng thuốc ngay.

– Các tác dụng phụ trên gan thường hiếm gặp hơn, phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu. Một số thuốc giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.

Rối loạn tuần hoàn não

– Một số người tự ý dùng tăng liều với hy vọng tuần hoàn não mạnh lên sẽ có lợi là hoàn toàn sai lầm. Thực ra, việc tăng liều có thể gây các biểu hiện trái ngược như căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ.

– Các thuốc (kể cả loại được coi là hưng trí như piracetam, ginkgo biloba) chỉ có khả năng phục hồi lại sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não mức bình thường, chứ không làm vượt quá mức bình thường trước đó. Một số người dùng các thuốc này khi không bị bệnh, hay tăng liều để tăng cường trí tuệ là không có hiệu quả thực tế.

– Một số người coi là thuốc “bồi dưỡng cho não” tự ý dùng thêm nên không có ích lợi.

– Chú ý tới các tương tác bất lợi của thuốc. Ví dụ: cinnarizin, nicergolin làm tăng hiệu lực của các thuốc kháng histamin, thuốc an thần gây ngủ, rượu. Cerebroklysin làm tăng tích lũy các thuốc chống trầm cảm. Vì vậy, không dùng chung với các thuốc có tương tác bất lợi.

– Thận trọng khi dùng cerebrolysin, piracetam trên người chức năng thận suy giảm (vì thuốc bài tiết qua thận); cerebrolyzin, necergolin, ginkgo biloba cho người cao huyết áp. Không dùng ginkgo biloba cho người cường giáp, piracetam cho người suy gan. Người rối loạn tuần hoàn não có thể mắc thêm chứng xơ vữa động mạch vành gây thiếu máu cục bộ ở não theo cơ chế khác, làm cho bệnh nặng nề phức tạp hơn.

Một số thuốc ho

– Do co thắt phế quản là các thuốc với thành phần chứa salbutamol và guaiphenesin.
Những thuốc giãn phế quản không phải điều trị chủ yếu và duy nhất ở những bệnh nhân bị hen nặng và không ổn định mà thường phối hợp với nhóm corticoid dạng uống hoặc dạng xịt. Salbutamol có thể thay đổi chuyển hóa có hồi phục, ví dụ tăng đường huyết. Thuốc có thể gây run nhẹ cơ vân, giãn mạch ngoại vi, tăng nhịp tim nhẹ.

– Thuốc chống dị ứng là các kháng histamin H1: fexofenadin. Fexofenadin ức chế sự co phế quản do kháng nguyên gây nên và ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào.

– Dextromethorphan là dẫn xuất của morphin có tác dụng chống ho. Nó kiểm soát co thắt cơ do ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Tác dụng phụ là ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương với ngủ gà, choáng váng và chóng mặt. Nhịp tim nhanh, khô miệng, mũi họng, táo bón, buồn nôn và nôn.

– Thuốc ức chế trung tâm ho: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, ức chế trung tâm hô hấp.

– Benzoat natri: thuốc long đờm. Tác dụng bằng cách kích thích trực tiếp lên tuyến thanh dịch của phế quản. Điều trị triệu chứng ho khan, chống chỉ định trong suy hô hấp cấp và hen phế quản.


From the same category