Mặc cho sự cởi mở của thời đại, những vấn đề về sức khoẻ sinh lý của phụ nữ như kinh nguyệt, sinh nở, các cơ quan sinh sản,… lại bị xem là điều cấm kỵ hạn chế bàn luận một cách công khai. Hãng thông tấn BBC còn đặt hẳn một cái tên dành cho chúng: Shameful Taboo (Tạm dịch: Những điều cấm kỵ đáng xấu hổ).
“Khi không ai nói một từ nào về chúng, tự bản thân phụ nữ cũng sẽ mặc định đó là một chủ đề đáng xấu hổ, không nên được nhắc đến công khai. Việc đó ngăn cản phụ nữ có được những kiến thức chính xác và kịp thời về tình trạng sức khỏe”, Tiến sĩ Jen Gunter, chủ mục tờ New York Times nói. Dưới đây là 5 “điều cấm kỵ” cần được đưa ra ánh sáng, nhằm giúp phụ nữ có thể cởi mở hơn về sức khoẻ của chính họ.
Lối nghĩ “phụ nữ sinh ra là để duy trì nói giống” đã vô tình khiến sinh đẻ trở thành tiêu chí lớn nhất quyết định giá trị của một người phụ nữ. Kể cả khi họ có sự nghiệp vẻ vang, năng lực vượt trội, tính cách tuyệt vời, nếu họ không sinh con thì cũng chỉ là một người phụ nữ… không làm tròn trách nhiệm. Chính lối nghĩ này dẫn tới việc phụ nữ ngại nói ra ý định không muốn sinh con, hoặc lên kế hoạch kiểm soát sinh nở. Thế nhưng điều này là cần thiết, một khi quyền sinh con thực sự thuộc về phụ nữ, thì họ mới có thể chủ động theo đuổi những mục tiêu khác như học vấn, nghề nghiệp, và đạt lợi ích kinh tế ngang bằng với nam giới.
Theo Tiến sĩ Jen Gunter, cây viết của tờ New York Times và là tác giả của cuốn sách The Vagina Bible: The Vulva cho biết: “Một trong những lầm tưởng tai hại nhất là nghĩ rằng “cô bé” của phụ nữ luôn trong tình trạng bị tổn thương và cần được làm sạch, phục hồi. Chính niềm tin này đã lan truyền một thông điệp “vớ vẩn” rằng “cô bé” của phụ nữ cần được chăm sóc liên tục bằng dung dịch tẩy rửa đặc biệt, hoặc tẩy lông, thụt rửa,… “Cô bé đang tự chăm sóc chính nó. Nếu nó cần chăm sóc đặc biệt thì nên tìm đến bác sĩ chứ không phải là sản phẩm của các thương hiệu thương mại”, Tiến sĩ Jen Gunter nói.
Việc phẫu thuật để có cơ quan sinh sản như phụ nữ là quyền lựa chọn của mỗi người. Nhưng Gunter cho rằng cũng cần lưu ý việc có “cô bé” không phải là điều khiến bạn trở thành phụ nữ, mà là tâm hồn và cách bạn cảm nhận từ bên trong. “Phụ nữ chuyển giới cũng là phụ nữ, kể cả người chưa tiến hành phẫu thuật để có âm đạo. Chúng ta không nên đánh giá bất kì ai dựa trên bộ phận cơ thể của họ. Bộ phận là bộ phận, còn con người là con người.”
Trong nhiều năm, Abby Norman – Tác giả cuốn sách Ask Me About My Uterus đã trải qua các triệu chứng kinh nguyệt nghiêm trọng và đau bụng bất thường khi quan hệ tình dục. Nhưng các bác sĩ đã phớt lờ cô ấy. “Họ ngụ ý rằng họ nghĩ nỗi đau của tôi là do tâm lý,” cô nói. Chỉ đến khi cô được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung – nguyên nhân gây ra cơn đau, cô mới bắt đầu suy nghĩ rất nhiều về chuyện có bao nhiêu phụ nữ giống cô không thể cất tiếng nói cho mình. “Tại sao việc lo sợ bạn trai thất vọng còn quan trọng hơn là sức khỏe của chính mình chứ”, cô nói.
Những thuật ngữ chính xác và khoa học này không hiểu sao lại bị coi như từ ngữ tục tĩu và thô kệch. Kể cả những bệnh nhân đến phòng khám phụ khoa, ngồi đằng sau cánh cửa kín và chỉ đối diện với bác sĩ nhưng vẫn rất khó khăn để mô tả tình trạng của mình. Họ đã sống quá lâu trong một xã hội lảng tránh, lâu đến độ khiến họ nghĩ rằng việc dùng những từ ngữ khoa học kia là xấu hổ. “Khi không thể mô tả bệnh tật và giấu giếm chúng, tình trạng của phụ nữ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Họ mất đi cơ hội được thảo luận và hiểu biết hơn về sức khỏe của mình, và vì vậy, cũng bỏ lỡ cả cơ hội điều trị kịp thời từ các cơ sở uy tín”.