Sỏi to hay bé không quan trọng


 Đau lưng là một trong những triệu chứng bị sỏi thận.

Người bệnh thường thường quan tâm đến kích cỡ của viên sỏi, to thì lo lắng mà bé thì yên tâm hơn. Nhưng thực chất, cấu trúc và vị trí của viên sỏi mới là yếu tố tiên quyết quyết định phương pháp điều trị của bác sĩ đối với từng bệnh nhân.

Tuỳ thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị phù hợp. Nhẹ nhàng và đơn giản nhất là bạn cần uống nhiều nước, càng nhiều càng tốt, uống từ 1,5 – 2 lít/ngày là lý tưởng.

Tôi có sỏi trong thận không?
Kể cả khi sỏi thận di cư vào ống niệu – ống nối giữa thận và bàng quang, bạn cũng có thể còn không biết mình đang bị sỏi thận. Vậy làm thế nào để bạn tự chẩn đoán được? Hãy xem một số dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra sau:
+ Đau hai bên và lưng, bên dưới xương sườn. Cơn đau thường kéo dài từ 20 đến 60 phút.
+ Những cơn sóng đau tỏa ra từ hai bên và quay trở lại vùng thấp của bụng và háng.
+ Luôn muốn đi tiểu. Cảm thấy đau khi đi tiểu. Nước tiểu có máu, màu đục nhờ nhờ và có mùi hôi.
+ Buồn nôn và nôn.
+ Lạnh và sốt nếu đã bị nhiễm trùng.
Bên cạnh những triệu chứng đó, bạn cũng có thể chụp X-quang để kiểm tra xem mình có bị sỏi thận hay không.

Đôi khi, có những loại sỏi tự ra theo đường nước tiểu hoặc chỉ cần uống kim tiền thảo, sỏi cũng tự tan. Tuy nhiên, với những loại sỏi có cấu trúc rắn thì rất khó xử lý. Do đó, điều quan trọng là cấu trúc viên sỏi chứ không phải là kích thước to hay nhỏ.
 
Sỏi thận là bệnh dễ mắc và cần được giải quyết càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng bất lợi dẫn tới việc phải cắt bỏ thận, tệ hơn nữa là tử vong.
 
Bạn cần uống thuốc gì?
 
Cho tới nay, người ta vẫn chưa có thuốc làm tan sỏi thận, mà chỉ dùng thuốc như một công cụ kiểm soát độ axit hoặc kiềm trong nước tiểu và giúp bạn ngăn ngừa được sự phát triển của sỏi. Bạn dùng thuốc gì, nhất thiết phải nghe sự chỉ định của bác sĩ dựa trên loại sỏi thận bạn mắc phải:
 
>> Đối với sỏi canxi: Để chống lại sự định hình của loại sỏi này, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc lợi tiểu hoặc phốt phát. Còn nếu bạn có sỏi canxi trong điều kiện thận nhiễm axit, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống natri cacbonat axit hoặc kali cacbonat axit.
 
>> Đối với sỏi axit Uric: Bác sĩ có thể kê toa Zyloprim, Aloprim để giảm mức độ axituric trong máu và nước tiểu của bạn, và cũng là thuốc giữ kiềm trong nước tiểu.
 
>> Đối với sỏi Struvite: Để ngăn sỏi struvite, mục tiêu đầu tiên bạn cần đạt được là giữ cho nước tiểu đã bị nhiễm khuẩn không nhiễm trùng thêm. Dùng kháng sinh liều nhỏ trong thời gian dài có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này.
 
>> Sỏi Cystin: là loại sỏi khó loại bỏ nhất. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giữ kiềm trong nước tiểu, hoặc ngăn cystin trong nước tiểu.



Tại Mỹ, đối với những trường hợp mắc sỏi thận do di truyền như sỏi cystin, người ta đang mong muốn nghiên cứu để can thiệp vào gen nhăìm giảm thiểu nguy cơ mắc loại sỏi này.
 
 Tuy nhiên, hiện nay, ngoài biện pháp mổ kinh điển, Việt Nam còn có một số kỹ thuật như:
 
 1. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích điện từ hội tụ vào viên sỏi (được định vị bằng siêu âm) làm viên sỏi vỡ vụn và theo đường tiểu ra ngoài. Phương pháp này khiến bệnh nhân không phải chịu đau đớn do mổ xẻ, thời gian nằm viện ngắn, chỉ khoảng 1- 2 ngày. Phương pháp này có hiệu quả tốt với sỏi dưới 1cm.

Melamin và các chất tạo sỏi

Melamin là chất khiến canxi và các chất khác phối hợp với nhau để tạo sỏi. Cũng như melamin, trong thực phẩm hoặc các loại thuốc hàng ngày đều có khả năng tạo sỏi nếu người sử dụng lạm dụng chúng.
Một số những thực phẩm và thuốc cần hạn chế đối với những người có nguy cơ hoặc đã từng mắc sỏi thận đề phòng tái phát như:

– Đầu bảng cần đặc biệt chú ý là lạc, vừng, dừa vì loại thực phẩm này có chứa nhiều oxalat gây hủy những chất chống tạo sỏi trong cơ thể.
– Thuốc chữa thần kinh Magne B6
– Paracetamol
– Thuốc chữa bệnh gút
– Vitamin C các loại như viên sủi… quá liều cũng làm tăng sản xuất oxalat
– Các thuốc tăng canxi
– Các thực phẩm chứa nhiều phốt pho như sữa, fomát thịt bò, cá hồi…

 
 Tỉ lệ khỏi từ 56% – 91%. Khi thất bại thì có chỉ định lấy sỏi qua da. Những tác dụng phụ của phương pháp này là sẽ có máu trong nước tiểu, lưng hoặc bụng có vết bầm, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận. Bạn sẽ mất cả tháng để những mảnh vỡ vụn của sỏi được bài tiết qua đường tiết niệu. Nếu sau đó kiểm tra thấy sỏi chưa vỡ hoàn toàn, bạn sẽ phải làm tiếp.
 
 Đối với sỏi đài dưới của thận, nội soi thận ngược dòng bằng ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng laser cho kết quả rất khả quan. Tỉ lệ khỏi là 95%.
 
 2. Phẫu thuật qua da thường được chọn đối với trường hợp sỏi to. Tỉ lệ khỏi 85% – 95% tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
 
 3. Nội soi thận ngược dòng bằng ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng laser. Tỉ lệ tán sạch sỏi ở lần tán sỏi đầu tiên là 76% và lần thứ 2 là 91%.
 
 4. Ngoài ra, ở nước ngoài hiện nay cũng có một số phương pháp như thực hiện phẫu thuật rạch một đường nhỏ ở lưng với một công cụ gọi là nephrolithotomy để loại bỏ viên sỏi lớn. Hoặc dùng phương pháp Reteroscopic Stone Removal để loại bỏ viên sỏi trong ống niệu. Viên sỏi được "bẫy" bằng một dụng cụ nhỏ có tên Ureteroscope.
 
 Ureteroscope sẽ đi vào ống niệu của bạn thông qua bàng quang. Siêu âm hoặc năng lượng laser cũng có thể được dùng vào việc tác động trực tiếp để làm vỡ sỏi. Những phương pháp này đặc biệt tốt trong việc điêçu trị những viên sỏi nằm ở vùng thấp của ống niệu.
 
 5. Phẫu thuật tuyến cận giáp: Một vài loại hợp chất của canxi được tạo bởi sự hoạt động quá tích cực của tuyến cận giáp (nằm ở khu ngã tư của tuyến giáp – một tuyến to ở phía trước cổ, nơi tạo ra hocmon điều khiển sự lớn lên và phát triển của cơ thể). Khi những u lành nhỏ ở một trong bốn tuyến cận giáp, các bác sĩ có thể phẫu thuật để bỏ đi khối u này.
 
 6. Phương pháp mổ hiện nay chỉ được khuyên dùng trong trường hợp sỏi san hô, sỏi kích thước lớn, đã điều trị bằng các biện pháp ít xâm hại trên nhưng thất bại. Hoặc với những trường hợp sỏi có biến chứng nặng như ứ nước, ứ mủ bể thận… 

 



From the same category