Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như canxi, phốt pho… và hữu cơ như amon, urat.
Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống có thể được phân chia vị trí như: sỏi thận (sỏi đài thận, sỏi bể thận), sỏi niệu quản (sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới), sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng.
Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa Tiết niệu Việt Đức, học viện Quân y cho thấy từ 25 – gần 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 – 20%.
Thận có 3 chức năng là siêu lọc từ máu ra các chất thải của quá trình chuyển hóa, các chất thừa, chất độc. Hàng ngày, khối lượng máu qua thận để thanh lọc khoảng 1500 lít (lượng máu của cơ thể trung bình là 5 lít, máu tuần hoàn qua thận 300 lần), nước tiểu thực thụ thải ra hàng ngày khoảng 1,5 lít gồm nước, các chất cặn bã do chuyển hóa như ure, creatinin, đạm cặn, các hợp chất amin, phenol, indol. Và chức năng duy trì huyết áp.
Bình thường nước tiểu là một dung dịch bão hòa các ion canxi, oxalat, phốt phát nên khi các chất này tăng lên sẽ kết hợp với nhau rồi lắng xuống, biến sang thể rắn thành sỏi. Lúc đầu chỉ là một nhân nhỏ dạng tinh thêè để các ion bám vào và to dần. Sỏi còn có thể do lắng đọng axit uric như người bị bệnh gút. Sỏi thận ít liên quan đến di truyền.
Cơ chế tạo sỏi trong thận?
Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể. Hầu như mọi chất thải đều đi qua thận, vì thế, nếu có những bất thường, hệ thống thận niệu sẽ tạo ra sự lắng đọng các chất này. Một trong số đó là sỏi. Cấu tạo của sỏi phần lớn là canxi kết hợp với oxalat hay phốt phát, ngoài ra có sỏi uric, struvit và cystin. Trong thực tế thường không chỉ có 1 loại sỏi mà một viên sỏi cấu tạo bởi gần như tất cả các thành phần kể trên.
Tại sao hình thành sỏi?
– Do uống ít nước, do thời tiết khô nóng, mất nước, mất mồ hôi dẫn đến làm giảm thể tích nước tiểu. |
Các chất tạo sỏi khi đang lưu thông trong nước tiểu tạo ra các tinh thể rất nhỏ. Các tinh thể này được thải hết ra ngoài ở người bình thường. Nhưng khi có quá nhiều các tinh thể trong một thời điểm hoặc liên tục kéo dài sẽ gây ra việc hình thành sỏi. Đây là cơ chế đầu tiên trong việc tạo sỏi.
Tác động thứ 2 để tạo sỏi là sự xuất hiện của các chất kích thích tạo sỏi. Các chất này tạo tiền đề cho các chất kết dính với nhau, làm các tinh thể vón lại với nhau. Thứ 3 là giảm số lượng và chất lượng các chất ức chế tạo sỏi.
Các loại sỏi thận chính
>> Sỏi canxi phổ biến nhất. Khoảng 80 – 90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phốt phat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều, khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với những khoáng chất khác tạo thành sỏi. Trong 50% những người có sỏi canxi thường có vấn đề tăng canxi niệu và có liên quan đến yếu tố di truyền. Những người có lượng vitamin D cao, bị bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì hay những người suy thận dễ bị sỏi canxi.
>> Sỏi Struvite: Chiếm 10 -15% trong tổng số các sỏi, cấu tạo bởi magne và ammoni, thường thứ phát do nhiễm trùng tiết niệu. Lượng amôniăc nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn gây tổn thương thận. Thường gặp ở những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài, những người hay ăn fomát, bơ sữa, hay gặp ở nữ hơn nam. Loại sỏi này hay gặp ở các nước phát triển.
Loại sỏi này có đặc tính mềm, dễ điều trị bằng phương pháp tán ngoài cơ thể hoặc uống thuốc nếu mới hình thành.
>> Sỏi do axit uric: Hình thành do quá nhiều axit này trong nước tiểu, chiếm 5% – 8% tổng số sỏi. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu đạm động vật, người bị gút có nguy cơ bị sỏi urat cao. Loại này gặp nhiều trên thế giới do quá trình chuyển hóa của urin.
>> Sỏi cystin: Hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tổng số sỏi. Cấu trúc sỏi là axit amino-cytin, đây là bệnh có tính di truyền.
Sỏi to hay bé không quan trọng
Bệnh thận & những kỹ thuật điều trị mới