Sẽ thật thiếu sót nếu bạn chưa biết 10 điểu này về kem chống nắng

1. Có thể bạn không thoa đủ kem chống nắng

Các loại kem chống nắng vật lý với thành phần chống nắng chủ đạo là kẽm oxit hoặc titanium dioxide thường có vẻ đặc, tạo lớp màng trắng trên da, nên thường khiến người dùng hiểu nhầm là mình đã thoa khá nhiều kem chống nắng rồi. Theo các chuyên gia thì để chống nắng hoàn hảo, bạn phải dùng 2 miligram sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da. Nghĩa là để bôi trọn vẹn khuôn mặt, trung bình chúng ta cần khoảng 1,2 gram sản phẩm chống nắng, còn cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 – 1/4 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân.

2. Cẩn trọng với thành phần oxybenzone

Đây là chất chống nắng hóa học, có khả năng lọc tia tử ngoại, được sử dụng phổ biến trong nhiều loại kem chống nắng. Tuy nhiên chất này có thể gây dị ứng trên những làn da nhạy cảm. Kem chống nắng vật lý, với thành phần kẽm oxit hoặc titanium dioxide sẽ an toàn hơn với loại da này.

!function(doc,s,id){ var e, p, cb; if(!doc.getElementById(id)) { e = doc.createElement(s); e.id = id; cb = new Date().getTime().toString(); p = ‘//shopsensewidget.shopstyle.com/widget-script.js?cb=1469700601490?cb=’ + cb; e.src = p; doc.body.appendChild(e); } if(typeof window.ss_shopsense === ‘object’){ if(doc.readyState === ‘complete’){ window.ss_shopsense.init(); } } }(document, ‘script’, ‘shopsensewidget-script’);

Kem chống nắng dành cho da nhạy cảm

3. Độ SPF cực cao cũng không hiệu quả hơn là bao

Các loại kem chống nắng có độ SPF từ 70 tới 100 không được khẳng định là giúp bảo vệ da tốt hơn khỏi các tác hại từ mặt trời, chúng cũng chỉ ngăn cản được khoảng 98.6% – 99%  tia UV. Con số này ở SPF30 là 97% và SPF50 là 98%, chẳng kém cạnh là bao. Vì vậy, để dùng trong các hoạt động thường ngày, bạn chọn mua kem có chỉ số SPF30-50 là đủ.

4. Điểm hạn chế của kem chống nắng dạng xịt

Tuy dễ sử dụng, nhưng kem chống nắng dạng xịt dễ khiến người dùng thoa lượng kem chống nắng ít hơn mức cần thiết, không đủ bảo vệ da. Bên cạnh đó, những loại hóa chất khi được xịt vào không khí có thể gây độc hại khi hít phải.

5. Tránh tuyệt đối vitamin A trong kem chống nắng

Một bức ảnh do @dotandribbon đăng vào Th07 23, 2016 lúc 3:31pm PDT

Vitamin A, hay còn được ghi là “retinyl palmitate” trong bảng thành phần, là một chất chống oxy hóa tốt, có hiệu quả chống lão hóa tuyệt vời, đang là xu hướng được ưa chuộng trong giới mỹ phẩm dưỡng da. Tuy nhiên, vitamin A khiến da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, có thể kích thích sự phát triển của ung thư da nếu dùng trực tiếp vào ban ngày. Bạn không được dùng bất cứ loại kem chống nắng nào chứa các dạng khác nhau của vitamin A, ví dụ như retinol, retinyl acetate hoặc retinyl linoleate.

6. Đừng dùng kem chống nắng hết hạn

Bạn cần chú ý đến cả hạn sử dụng được in trên đáy hộp (thường là 2 năm kể từ ngày sản xuất), và hạn dùng sau khi mở nắp (thường là 6 tháng). Không nên để kem chống nắng ở những nơi nóng, ẩm, ví dụ trong cốp xe hoặc gần cửa sổ, kem chống nắng sẽ hết hạn nhanh hơn, không còn giữ được hiệu quả.

7. Kem chống nắng phải ngăn được cả tia UVB và UVA

Một bức ảnh do scriblife.se (@scriblife.se) đăng vào Th07 22, 2016 lúc 11:24am PDT

Vì UVB là tia gây cháy nắng, rát da trực tiếp, nên đa phần các loại kem chống nắng hiện nay chỉ tập trung chống tia UVB. Nhưng UVA có tác động nguy hiểm hơn, chúng có thể chiếu xuyên qua tường, quần áo và kính, đi thẳng vào tầng hạ bì của da và gây ra các tác hại lâu dài như nếp nhăn, chảy xệ, nám da. Vì vậy, hãy chọn kem chống nắng có chứa chất chống cả tia UVA lẫn UVB, ví dụ như kẽm oxit hoặc titanium dioxide. Một số thành phần khác giúp chống UVA là avobenzone và mexoryl.

8. Cảnh giác với kem chống nắng “thể thao” hoặc “chống thấm nước”

Hiện nay, các thông số như “chống thấm nước”, hoặc “chống mồ hôi” không được kiểm định rõ ràng. Chỉ có những bao bì ghi rõ “chống thấm nước” trong vòng bao nhiêu phút thì có thể tin tưởng được hơn. Tuy nhiên, bạn cứ nên thoa lại kem chống nắng ngay sau khi bơi lội là tốt nhất.

9. Kem dưỡng ẩm có độ chống nắng kém

Rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da mặt và da toàn thân được quảng cáo là có kèm khả năng chống nắng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng khả năng chống nắng này rất kém. Vì thế, khi phải bước ra đường và đối mặt với ánh nắng, hãy dùng kem chống nắng chuyên dụng.

10. Chỉ dùng kem chống nắng thì không thể phòng tránh ung thư da

Một bức ảnh do @naaaamdon đăng vào Th07 24, 2016 lúc 8:53pm PDT

Đây là hiểu lầm phổ biến hiện nay, một phần do sự quảng cáo quá đà của các hãng kem chống nắng. Bạn cần phải kết hợp thêm các loại quần áo may bằng chất liệu chống tia tử ngoại, nếu đi dã ngoại thì có thể dùng ô hoặc lều bạt may bằng chất vải chống nắng chuyên dụng. Bạn cũng có thể tìm mua các miếng phim chống tia tử ngoại để dán lên cửa sổ tại nhà, văn phòng và ô tô.

!function(doc,s,id){ var e, p, cb; if(!doc.getElementById(id)) { e = doc.createElement(s); e.id = id; cb = new Date().getTime().toString(); p = ‘//shopsensewidget.shopstyle.com/widget-script.js?cb=1469700601490?cb=’ + cb; e.src = p; doc.body.appendChild(e); } if(typeof window.ss_shopsense === ‘object’){ if(doc.readyState === ‘complete’){ window.ss_shopsense.init(); } } }(document, ‘script’, ‘shopsensewidget-script’);

Những loại kem chống nắng được đánh giá cao về hiệu quả bảo vệ da và cảm giác thoải mái đem lại cho người sử dụng (click vào ảnh để mua những sản phẩm này)

Bài: Eve Nguyễn

logo


From the same category