“Sát thủ” thầm lặng trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe. Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự ô nhiễm trong nhà ở, phòng làm việc, lớp học, nhà xưởng…. Ngôi nhà được làm kín, ít thông thoáng nên các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ làm nồng độ ngày càng cao. Sinh sống và làm việc thường xuyên trong bầu không khí ô nhiễm làm cho con người không thoải mái, mệt mỏi, sức khỏe dần giảm sút. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây tổn thương đến đường hô hấp, liêm mạc, hoặc tích tụ trong cơ thể gây các bệnh nguy hiểm.

Theo thống kê của Hiệp Hội bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết hầu hết ô nhiễm trong nhà cao gấp 2 – 5 lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn nhận diện và giảm bớt lượng ô nhiễm không khí trong nhà:

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

Các hợp chất này bắt nguồn chủ yếu từ các dung môi và chất hóa học trong nhà như nước hoa, keo xịt tóc, nước đánh bóng đồ dùng trong nhà, chất làm thoáng mát không khí, thuốc diệt côn trùng (muỗi, kiến, gián…), chất bảo quản và nhiều sản phẩm khác. Mắt, mũi, họng chịu ảnh hưởng chủ yếu, trong những trường hợp bị nhiễm độc nặng, xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và mất tập trung. Nếu để trong thời gian dài, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến gan và nhiều bộ phận của cơ thể.

Biện pháp: Bạn nên chọn lọc các sản phẩm sử dụng trong gia đình có chứa các hợp chất VOCs thấp nhất. Với các sản phẩm làm sạch, bạn có thể dùng biện pháp thay thế, ví dụ trồng cây xanh trong nhà thay vì dùng nước xịt làm thoáng không khí, dấm pha loãng với nước để lau bàn hay đồ dùng trong nhà thay vì nước rửa… Nếu bắt buộc phải sử dụng, sau đó bạn nên để gió thông thoáng trong căn nhà. Với hợp chất hữu cơ quá đát hoặc lâu không sử dụng, bạn nên vứt chúng vào thùng rác để tránh độc hại.

Nấm mốc

Đồ vật trong môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao dễ có hiện tượng nấm mốc. Nếu để lâu ngày, nấm mốc sản sinh ra các chất gây dị ứng, kích thích và thậm chí các chất độc (với các độc tố nấm mốc). Tiếp xúc hoặc hít phải các bào tử nấm mốc gây phản ứng hắt hơi, chảy nước mũi, đỏ mắt, phát ban và gây ra cơn hen suyễn với người bị bệnh này.

Biện pháp: Khu vực tiềm ẩn nguy cơ dễ bị nấm mốc như tầng hầm hoặc tầng áp mái bạn nên chú ý dọn dẹp vệ sinh, kiểm soát độ ẩm với máy hút ẩm, đặt quạt thông gió trong phòng tắm. Để hạn chế nấm mốc phát triển, bạn chú ý lau khô đồ vật nếu bị dính nước và lau chùi thường xuyên để tránh độ ẩm trong không khí cao cũng gây ra hiện tượng này.

Chất ô nhiễm sinh học

Chất ô nhiễm sinh học bao gồm đa dạng như bào tử vi khuẩn từ cây, lông của vật nuôi, kí sinh trùng và đa dạng vi khuẩn gây bệnh khác. Thảm trong nhà, nệm ghế, đồ chơi nhồi bông, giường ngủ…là địa điểm thích hợp cho các loài kí sinh trùng như bọ, ve… sinh sống và chúng là nguồn tạo ra các cơn hen suyễn hay dị ứng.

Biện pháp: Bạn nên vệ sinh giường và đồ chơi bằng thú bông ít nhất một lần/ tuần bằng nước nóng và lai chùi đồ đạc, thảm nhà, các đồ nội thất. Bên cạnh đó, kiểm tra độ ẩm trong phòng ngủ để đảm bảo không tạo môi trường thuận lợi cho các loài kí sinh trùng phát triển.

Thuốc lá

Khói thuốc lá chứa các chất hóa học nguy hại và gây ung thu. Nồng độ benzene trong những ngôi nhà có người hút thuốc rất cao. Đặc biệt, thuốc lá gây hại cho người hút và cả người không hút. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đánh giá có khoảng 30.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi vì hít khói thuốc lá (hút thuốc thụ động). Khói thuốc có thể gây hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp khác, đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.

Biện pháp: Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thay đổi được thói quen hút thuốc của các thành viên trong gia đình.

Nguyên tố phóng xạ Radion

Radion là khí tự nhiên trong lòng đất. Đây là chất phóng xạ không màu, không mùi, không vị và là chất nguy hiểm gây ung thư phổi tương tự như hút thuốc. Nồng độ radion khác nhau đo được ở các vị trí khác nhau, tùy thuộc nồng độ đất, địa lí. Chúng lây lan vào nhà qua các vết nứt, khoảng trống trên tường, sàn nhà, ống bơm và thoát nước…

Biện pháp: Để kiểm tra nồng độ radion trong nhà, bạn nên đặt các dụng cụ đo lường mức độ không khí và giám sát chúng thường xuyên. Ngôi nhà của bạn nên thông thoáng, sàn nhà và tường cần được sửa chữa nếu xuất hiện các vết nứt, thấm để tránh rò rỉ radion.

Các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trong nhà

– Làm sạch bầu không khí:

+ Nếu bạn đang sử dụng máy điều hòa thì thường xuyên làm vệ sinh và thay bộ lọc định kỳ.
+ Thường xuyên mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong phòng (phòng làm việc, phòng ngủ…), nên sử dụng quạt để tạo sự thay đổi giữa không khí bên trong và bên ngoài.
+ Giữ độ ẩm trong phòng ổn định bằng máy làm giảm độ ẩm không khí
+ Hạn chế dùng nước xịt phòng có mùi quá nồng vì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

– Nên bọc nệm, gối, đồ chơi nhồi bong…bằng chất liệu đặc biệt có thể chống bụi và ẩm và giặt thường xuyên bằng nước nóng, phơi nắng.

– Sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiênnhư dấm, chanh, nước, acid boric… để làm sạch đồ dùng trong nhà thay hợp chất hữu cơ.

Phí Minh Tân
(Theo Shoppinglifestyle)


From the same category