Sai lầm từ "single" dạy con - Tạp chí Đẹp

Sai lầm từ “single” dạy con

Sống
Tạo vết hằn trong lòng trẻ

Rất nhiều phụ huynh luôn đem các loại vấn đề mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình trưởng thành của con cái quy kết đổi lỗi cho sự không hoàn chỉnh của gia đình sang trẻ. Điều này khiến trẻ cũng tự cảm thấy mình không bình thường. Ví dụ, một số bậc phụ huynh thường nói ra những câu như: “Con thiếu tình yêu của cha (mẹ), thật tội nghiệp!”, tạo thành bóng tối bao phủ trong lòng trẻ.

Thực chất, chỉ có việc bố mẹ thường xuyên cãi vã mới gây tác động lớn đến trẻ, còn việc bố mẹ không thể thường xuyên ở bên cạnh trẻ lại rất ít ảnh hưởng đến sự trưởng thành một cách khỏe mạnh và vui vẻ của chúng.

Bởi vậy, với vai trò là một bậc phụ huynh, điều quan trọng nhất là bạn nên khiến con mình hiểu được rằng, gia đình khuyết cũng chỉ là một hiện tượng rất bình thường trong xã hội.

Cố xóa hình ảnh của bố/mẹ trong lòng trẻ

Rất nhiều bậc cha mẹ sau khi ly hôn đã không cho con mình tiếp xúc với cha hoặc mẹ mình, thậm chí một số còn dọn đi nơi khác sinh sống, không để trẻ nhìn thấy cha hoặc mẹ chúng. Nghiêm trọng hơn, một số còn hạ thấp hình ảnh của đối phương đến mức không thể tồi tệ hơn, khiến trẻ nảy sinh thái độ ghét bỏ thù địch với chính cha (mẹ) mình. Ví như nói với trẻ những lời nhục mạ cha hoặc mẹ chúng kiểu: “Bố con là người vô văn hóa, nếu con giống ông ta sẽ không thể khá hơn được”.  Trẻ khi nhiều lần nghe được những lời nói kiểu này, sẽ dần hình thành tâm lý bài xích cha hoặc mẹ. Đây cũng chính là một nguyên do quan trọng khiến tính cách của trẻ trong gia đình khuyết thường bị lệch lạc.

Quá cưng chiều trẻ

Cưng chiều con cái là căn bệnh phổ biến trong khá nhiều gia đình. Chứng bệnh này càng biểu hiện rõ nét hơn trong gia đình khuyết. Trong kiểu gia đình này, nhiều bậc cha mẹ, bởi cảm thấy có lỗi với con cái, sợ con phải chịu nhiều thiệt thòi vì không có được sự chăm sóc đầy đủ của cả cha và mẹ, nên thường đáp ứng vô điều kiện mọi yêu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần của trẻ. Và khi trẻ luôn được đáp ứng mọi yêu cầu một cách dễ dàng, sẽ không được rèn luyện khả năng đối phó với những thất bại, hơn nữa dễ trở nên ích kỷ, kiêu ngạo và bướng bỉnh, sống một cách buông thả và cô đơn.

Những sai lầm trên là điều rất nhiều bậc cha mẹ đều nhận thấy. Nhưng nhiều khi cũng bởi bản thân phải chịu tổn thương về mặt tâm lý, cộng thêm sự hận thù nảy sinh khi không có được cuộc sống gia đình hạnh phúc như mong muốn với người mình gửi gắm tình yêu và niềm tin, thêm vào đó là cảm giác có lỗi với con trẻ, nên vẫn dễ dàng phạm phải.

Thực tế, nguyên tắc giáo dục tốt nhất trong gia đình khuyết là sự trung thực, chân thành, thường xuyên khích lệ và kết nối giao tiếp với trẻ. Các bậc cha mẹ và thày cô không nên tránh nói với trẻ về những vấn đề đổ vỡ, mâu thuẫn có thể tồn tại trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, cần để trẻ nhận thức được rằng, kết hôn hay ly hôn đều là những việc hết sức bình thường trong cuộc sống xã hội. Việc thường xuyên giao tiếp kết nối,sẽ khiến các bậc cha mẹ và thày cô hiểu được nhu cầu tình cảm nội tâm của trẻ. Hay đơn thuần một ánh mắt thể hiện sự quan tâm trìu mến, một câu nói an ủi và động viên… đều có thể làm thay đổi quan niệm nhân sinh của trẻ.

Bài: JiGa (theo sznews)
Ảnh: S.T

Thực hiện: depweb

25/04/2011, 15:27