Rối loạn cảm xúc “sad day” – Khi bạn không có động lực để bắt đầu một ngày làm việc

Bạn đã bao giờ rơi vào một ngày tâm trạng rất tệ, không đủ tinh thần và năng lượng để làm việc, và chỉ muốn ẩn hết các hoạt động thường ngày xung quanh? Tưởng chừng đây là một trạng thái tâm lý bình thường, nhưng thực chất nó là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, hay còn được gọi là trạng thái “sad day” (một ngày tồi tệ).

Nhà văn và chiến lược gia chính trị của thành phố New York, Marisa Kabas gần đây cũng đã đặt ra một câu hỏi tương tự về sức khỏe tinh thần của siêu sao thể dục dụng cụ Simone Biles với những triệu chứng cô đã trải qua tại Tokyo Olympic 2020.

Mọi người đều phải đối mặt với những mức độ căng thẳng khác nhau. Khi mức độ căng thẳng đạt đến đỉnh điểm, đã đến lúc bạn cần nghiêm túc về chuyện nghỉ ngơi. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức y tế thế giới (WHO), các rối loạn về cảm xúc và sức khỏe tinh thần của người làm việc gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đô la trên toàn cầu mỗi năm. Vì vậy, việc cho bản thân một khoảng nghỉ để khởi động năng lượng và nguồn cảm hứng trong công việc là điều không thể xem nhẹ.

1. Nghỉ ngơi cả thể chất lẫn tinh thần 

Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Harvard và Stanford đã tìm ra căng thẳng trong công việc có thể gây tử vong nhiều hơn các bệnh như tiểu đường, alzheimer (suy giảm trí nhớ) hay các bệnh truyền nhiễm. Khoa học đã chứng minh, nếu bạn muốn tâm trí và cơ thể mình luôn ở trong trạng thái tốt, bạn phải cho chúng nghỉ ngơi đúng nghĩa. Không phải ai cũng có thể hạ quyết tâm để dành cho bản thân một ngày nghỉ ngơi chỉ vì “stress”, hầu hết mọi người sẽ gắng gượng. Thế nhưng, khi tinh thần bị quá tải vì lượng công việc cứ nối tiếp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến phần việc cần được hoàn thành sắp tới và khiến bạn thêm căng thẳng.

Năng lượng và cảm hứng cũng sẽ cạn kiệt nếu như sử dụng nguồn tài nguyên này một cách liên tục. Cách tốt nhất để ngăn chặn được “quả bom nổ chậm” về cảm xúc, tinh thần là bạn có thể dành ra một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn, khi cảm thấy không thể chịu đựng được thêm. Để thoát khỏi guồng quay công việc một cách dứt khoát, trong thời gian tận hưởng ngày thư giãn, bạn nên ngừng tiếp nhận mọi thông tin liên quan công việc, hoặc có thể offline cả mạng xã hội để giữ cho tinh thần không bị ngột ngạt về luồng thông tin trên mạng.

2. Lên kế hoạch cho một ngày thư giãn

Lên kế hoạch cho một ngày thư giãn tuyệt vời sẽ giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc và xóa tan sự căng thẳng, lo âu. Theo những nghiên cứu cho thấy, âm nhạc là một cách lý tưởng để giảm bớt một phần áp lực từ công việc một cách đáng kể. Đừng chỉ biết quẩn quanh với việc “săn lùng” những tựa phim để xem ngày đêm không nghỉ. Bởi nếu chỉ vùi mặt vào phim ảnh, bản sẽ cảm thấy như thể chưa từng thư giãn sau khi kết thúc một ngày dài. Bạn cũng đừng ngủ quá giấc vì cơ thể sẽ thêm mệt mỏi.

Bạn có thể thực hiện các bài tập ngồi thiền để thư giãn đầu óc, làm những hoạt động mà bản thân yêu thích như chăm sóc cơ thể, đọc sách và nấu ăn. Hãy để một ngày trôi qua thật chậm rãi và luôn cố gắng kết nối với chính mình nhiều nhất có thể. Tốt hơn hết, hãy duy trì một ngày nghỉ chất lượng hàng tuần, đừng để đến khi quá sức chịu đựng mới thật sự nghỉ ngơi.

3. Nhìn lại những vấn đề khiến bạn căng thẳng

Trước khi trở lại công việc, bạn cần dành thời gian để nhìn nhận lại những vấn đề khiến bạn căng thẳng trong quá trình làm việc. Đôi khi, tình trạng quá tải sẽ khiến bạn không đủ sức xử lý khó khăn, từ một chuyện đơn giản bỗng chốc trở nên quá phức tạp. Giữ cho trạng thái tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn nhìn mọi trở ngại trong công việc với lăng kính dễ chịu hơn.

Leave a Comment


From the same category