Quán quân Thần tượng Bolero Duy Cường tri ân mẹ bằng MV “Tình mẫu tử” nhân mùa Vu Lan

Trở thành quán quân Thần tượng Bolero 2018, dù được nhiều bầu show mời chào nhưng Duy Cường (Tiến sĩ Triết học, giảng viên của trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội) không tận dụng sức nóng nhận show triền miên hay ra sản phẩm như nhiều ca sĩ trẻ trưởng thành từ các gameshow. Anh vẫn tiếp tục công việc của một giảng viên Đại học và chọn cách đi riêng bằng việc ngày đêm luyện tập, hoàn thiện mình để giới thiệu đến khán giả những tác phẩm giá trị. Duy Cường quan niệm “dục tốc bất đạt”, việc gì quá nhanh cũng khó thành công.

screen-shot-2018-08-11-at-4-59-55-pm
Duy Cường (Tiến sĩ Triết học, giảng viên của trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội)

Thành tài, người đầu tiên Duy Cường nghĩ đến luôn là mẹ. Hiểu được tấm lòng hiếu nghĩa của cậu học trò, danh ca Ngọc Sơn – người đã dìu dắt Duy Cường đến ngôi vị Quán quân Thần tượng Bolero đã dành tặng cho Cường sáng tác mới về mẹ là “Tình mẫu tử”. Duy Cường chia sẻ, anh chọn ra mắt MV này vào lễ Vu Lan không chỉ để bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn tới sự hy sinh sâu nặng của mẹ mà muốn nói thay tấm lòng của những người con Việt.


MV “Tình mẫu tử” với những khuôn hình dung dị, kể về câu chuyện gia đình ấm áp ngọt bùi, mà nơi ấy, người mẹ đã hy sinh, chở che với tất cả tình yêu thương của mình để con lớn lên thành tài.

Người đầu tiên Duy Cường mời xem MV chính là mẹ của anh. Mẹ đã xem và khóc rất nhiều bởi bà thấy hình ảnh của mình trong đó, nhưng Duy Cường cho biết, tình yêu, sự chở che của mẹ dành cho anh bao la hơn rất nhiều so với những gì MV gợi lên.

s%c2%a6onh-chsnp-man-h%c2%bcnh-2018-08-12-l%c2%a6c-7-54-28-ch
Hình ảnh cảm động về người mẹ trong MV “Tình mẫu tử”

Duy Cường còn cho biết thêm, quãng thời gian khủng khiếp với gia đình anh kéo dài đến 5 năm khi bốanh gặp tai nạn. Lúc tiền trong nhà đều đội nón ra đi, không còn tài chính để duy trì; các bác sĩ đành phải cắt chân của bố anh để bảo toàn tính mạng cho ông. Từ lúc đó, mẹ anh một vai gánh vác tất cả mọi nỗi lo toan trong gia đình, vừa phải đi làm vừa chăm sóc bố trên bệnh viện. Mỗi tuần chỉ về thăm 2 anh em một lần.

Hai anh em Cường phải tự chăm sóc lẫn nhau. 1 sào khoai mẹ trồng khi đi, khi về cày lên chỉ có mỗi dây chứ không còn củ, bởi 2 anh em trước đó đã mót khoai ăn trừ bữa. Gia đình còn 15kg lúa giống nhưng vẫn phải bán để lo cho bố, thậm chí xoong nồi trong nhà cũng bán hết, gia đình rơi vào cảnh “vườn không nhà trống” theo nghĩa đen.

sau-3
Hình ảnh thời thơ ấu cơ cực của Duy Cường được tái hiện trong MV

Hình ảnh khiến Cường cay mắt nhất chính là chuyện nồi cá kho. Thương hai con phải ở nhà trông nhau nên mẹ Cường cố dành tiền nhờ hàng xóm mua cá kho giùm. Tiếng là cá kho nhưng nồi chỉ toàn muối bởi không có tiền mua nhiều cá. Anh em Cường cũng phải nghỉ học thường xuyên vì không có tiền đóng học, may nhờ một bác ở hội Cựu chiến binh xin cho mới có thể tiếp tục việc học.

Năm lớp 6, Duy Cường bắt đầu cùng mẹ đi buôn nùi dẻ (quần áo cũ vứt đi) dùng lau ô tô. Hàng ngày 2 mẹ con đạp xe đi thu mua khắp nơi. Sau đó Cường đi một mình, buôn thêm cả đồng nát, một buổi học, một buổi đi buôn. Anh chỉ có 8 ngày ôn luyện nhưng may mắn đỗ vào trường mình mơ ước là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Mơ ước thoát khổ bằng con đường học vấn nhưng cũng có lúc Cường tưởng mình không thể tiếp tục với giảng đường. Chàng sinh viên nghèo đi làm gia sư, bưng bê quán café… để có tiền học tập mong đỡ đần phần nào gánh nặng trên đôi vai gầy của mẹ.

ths%c2%a6oy-hiscu-tr%c2%a6%c2%a6s%c6%92ng-tr%c2%a6%c2%a6s%c2%a5ng-es%c2%a6ii-hsic-khoa-hsic-xu-hsoi-va-nhon-v-an
Trong MV “Tình mẫu tử” của Duy Cường còn có sự xuất hiện của thầy Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng dàn sinh viên xuất sắc của trường.

Vươn lên từ nghèo khó, Duy Cường rất đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn, đó cũng là lý do anh dự tính sẽ thực hiện một liveshow thiện nguyện để hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên nghèo trong thời gian tới.


From the same category