Quản lý giá cả: Khó vì thẩm định yếu - Tạp chí Đẹp

Quản lý giá cả: Khó vì thẩm định yếu

Tin Tức

Không để DN hoàn toàn tự quyết

Nhiều chuyên gia cho rằng, giá cả đã gây áp lực trong đời sống cũng như kinhdoanh nhưng khung pháp lý về luật giá vẫn chưa ổn định thì người dân sẽ cònnhiều thiệt thòi vì “trăm dâu vẫn đổ đầu tằm”. Việc quản lý và bình ổn giá cả sẽcòn bất khả thi nếu khâu thẩm định giá cả còn yếu kém.

Mới đây, khi góp ý cho Nghị định về thẩm định giá và Nghị định quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Giá, nhiều ý kiến cho rằng, xây dựng giá cả cácmặt hàng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tránh tình trạng tự quyếtđịnh giá một cách tự do, đặc biệt là đối với mặt hàng độc quyền. Điều cần thiếtlà phải tạo ra sự cạnh tranh về giá để người tiêu dùng có sự lựa chọn.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác thẩm định và thanh tra chuyên ngành về giá,cần trao quyền cho thanh tra chuyên ngành để lực lượng này được toàn quyền chấnchỉnh và xử lý các vi phạm về giá cả.

Về việc thẩm định giá, một số ý kiến nhận định, phần lớn thẩm định giá hiện naycòn tuỳ tiện và tiêu cực. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra một khung cụ thể để doanhnghiệp có thể cạnh tranh trong khuôn khổ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch hội thẩm định giá Việt Nam, cho rằng: “Xem xét dựthảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá vẫn còn nhiều điều bất cập.

Trong dự thảo có đề cập đến thẩm quyền giá nhưng không nói đến bình ổn giá. Rõràng bình ổn giá là yếu tố quan trọng liên quan đến điều hành kinh tế vĩ mô. CụcQuản lý giá cần có đội ngũ thanh tra chuyên ngành về giá. Thanh tra giá cả làthanh tra chuyên ngành phải được trang bị và có quyền quyết định về các vấn đềgiá cả. Tuy nhiên, hiện nay, thanh tra về giá đang nằm trong thanh tra chung củaBộ Tài chính”.

Bình ổn giá: Phải theo thị trường

Theo các chuyên gia, để đối phó với biến động giá trên thị trường tốt nhất làthực hiện bù vào lương và phụ cấp chứ không nên giải quyết giá theo CPI. Đồngthời các mặt hàng bình ổn giá nên trích lập quỹ khi có điều kiện. Xăng dầu, điệnvà sắp tới đây là thóc gạo cũng thực hiện, do đó các mặt hàng khác cũng nên chủđộng. Như vậy cần xem xét toàn bộ các mặt hàng bình ổn giá và cần lập quỹ bìnhổn giá.

Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước – Bộ Côngthương, cho biết: “Áp dụng bình ổn giá trong quá 6 tháng là không phù hợp vớikinh tế thị trường, có mặt hàng thực hiện trong 8 – 10 tháng”.

Ông An cũng cho rằng, cần có quy định rõ mặt hàng diện kiểm tra hình thành giá,hoặc mặt hàng Nhà nước hoặc doanh nghiệp hiện nay không để cho tự quyết định giámột cách tự do, đặc biệt là đối với mặt hàng độc quyền. Tạo ra sự cạnh tranh vềgiá để người tiêu dùng có sự lựa chọn tốt.

Đối với dịch vụ thẩm định giá đòi hỏi chất lượng, chính xác khách quan, có phẩmchất đạo đức nghề nghiệp, vì thế cần phối hợp với cơ quan nhà nước thẩm định vềgiá sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, giám sát các thẩm định biên. Ngoài ra,phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra thẩm định giá của các doanh nghiệp. Nếulàm rõ ràng được điều này thì hạn chế được nhiều tiêu cực trong quá trình thẩmđịnh giá.

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá quy định, UBND cấptỉnh theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện phápbình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính các bộ, cơquan ngang Bộ; trong trường hợp thiên tai hỏa hoạn dịch bệnh… căn cứ vào tìnhhình thực tế tại địa phương mới quyết định biện pháp bình ổn cụ thể.

Tuy vậy, ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban Vật giá – Sở Tài chính TP.HCM, chorằng, các chương trình bình ổn của địa phương không còn phù hợp khi Luật Giá cóhiệu lực. Với quy định này, các địa phương sẽ không được quyền chủ động trongchương trình bình ổn. Các chương trình bình ổn ở địa phương có thể sẽ không còntác dụng.

Theo Vietnamnet

Thực hiện: depweb

04/09/2012, 07:28