Phụ nữ: trên từng cây số với Thị trường Chứng khoán

“Ê mày bán hết cho tao, mua ngay giúp tao của ACB, bán xong báo cho tao liền, tao đang bận quá!” Chị là nhân viên kinh doanh một công ty dầu khí mà ngày nào tôi cũng thấy chị sôi nổi với các loại cổ phiếu, kể cả thị trường phi tập trung (OTC) lẫn thị trường chính thức.

Ban đầu là “thấy ham ghê!”, sau đó là nghiện, nghiện theo dõi thông tin, nghiện mua thấp bán cao, nghiện đầu tư, nghiện “tám” với những người cùng quan tâm và nghiện lôi kéo người khác vào cuộc… Thế là các bà, các cô, các chị có tí vốn rủ rê nhau đi học các khóa ngắn hạn về chứng khoán, không có vốn cũng quan tâm vì cái đầu tiên đập vào sự ảnh hưởng đó là tiền. Ai bảo phụ nữ ham tiền – quá ham đi chứ!

Chưa khi nào phụ nữ quan tâm đến chứng khoán nhiều như hiện nay. Những ngày đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) dường như vắng bóng phụ nữ. Thị trường chứng khoán là cái “chợ” chỉ dành cho nam giới, cho những mái tóc bù xù và những cặp kiếng dày cộm.

Ngày 28-7-2000 khi sàn giao dịch Tp. Hồ Chí Minh khai trương phiên giao dịch đầu

 Các website
 trong nước

 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SSC
 http://www.ssc.gov.vn/
 Thị trường chứng khoán trên VNN
 http://www.stockmarket.vnn.vn/
 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
 http://www.ttck.bizland.com/
 Báo Đầu tư chứng khoán
 http://www.vir.com.vn
 Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư BSC
 http://www.bsc.com.vn/
 Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI
 http://www.ssi.com.vn
 Công ty chứng khoán Đệ Nhất
 http://www.fsc.com.vn/ 

tiên chỉ với 2 sản phẩm REE và SAM, sau đó tăng lên 4, rồi 7. Hẳn phụ nữ cũng có biết đến TTCK nhưng hầu hết biết chỉ để biết. Chỉ số VN – Index tăng liên tục, giá của mấy mặt hàng hiếm hoi ấy tăng chóng mặt. Thế nhưng lúc đó đa số phụ nữ chỉ đứng bên lề cuộc chơi, lắm chị có tiền nhưng vẫn ngập ngừng vì sản phẩm quá ít ỏi, thông tin quá nghèo nàn và chưa thật minh bạch, thị trường quá mới, không dám liều, “để xem thời gian nữa thế nào”…

Sau một thời gian lũng đoạn với những con số, chỉ số và tỷ lệ tăng ảo, đến tháng 9.2003, TTCKVN lâm vào khủng hoảng, chỉ số VN-Index chỉ còn 130 điểm. Những chị đã chơi từ thời gian đầu không ngớt than phiền: “Sợ quá bán tuốt hết rồi, lỗ!”. Mà thật ra chị có lỗ đâu? Chỉ thấp hơn giá vừa khớp lệnh thôi nhưng vẫn cao hơn giá chị đã mua, như vậy, chị đã cho là lỗ (đúng là phụ nữ!). Thời gian này những chị nào tham gia mua bán đều rất cẩn thận theo dõi thông tin, dè dặt quyết định, đắn đo với từng lời mời gọi. Còn các chị, các cô chưa tham gia thì vẫn đứng bên lề, xem xét và chuẩn bị đợi thời cơ thuận lợi.

Khi thị trường bình ổn trở lại và nền kinh tế rộng mở, hàng hóa tuy chưa phong phú nhưng sự lựa chọn đã có nhiều hơn trước thì các chị các cô lại tích cực lao vào. Nhiều chị nhìn thấy tiềm năng của thị trường và đã xảy ra một hiện tượng mới: chưa khi nào trung tâm đào tạo về chứng khoán lại đông đảo chị em như hiện nay; mối quan tâm của phụ nữ đến chứng khoán ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn.

Dĩ nhiên không phải tất cả phụ nữ đang giao dịch chứng khoán đều có kiến thức phân tích chuyên sâu, ngược lại không phải mọi phụ nữ có kiến thức phân tích chứng khoán thì đều có giao dịch trên thị trường.

Một số các chị vẫn mua bán qua thông tin xúi giục, qua tư vấn truyền miệng, một số khác thì có thông tin chính xác từ thu thập ở các sàn giao dịch, báo chí, thông tin nội bộ, một số khác thì có phân tích cụ thể chỉ số, tỷ lệ lợi tức của các loại chứng khoán.

Tham gia hay không tham gia, hiểu hay không hiểu các chỉ số thì đối với các chị, các bà, các cô, thị trường chứng khoán cũng đã dần dần quen thuộc như thị trường điện máy, hải sản, nông sản, rau củ vậy. Từ lúc “thấy quen” đến tìm hiểu và tham gia mua bán chứng khoán là đoạn đường không xa đối với các chị trong điều kiện hiện nay.

Như vậy, nhìn chung phụ nữ ngày nay quan tâm đến kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng nhiều hơn trước do cuộc sống đỡ vất vả hơn, có nhiều cơ hội để quan tâm hơn, thông tin ngày càng nhiều và túi họ cũng đủ dày để có thể nghiên cứu và mua sắm trong thị trường này.

Sôi động thị trường ẢO và THẬT

ẢO
Khi các trường đại học chuyên về kinh tế đua nhau mở và làm mới mô hình câu lạc bộ thị trường chứng khoán (TTCK) ảo thì các cô cậu sinh viên đều náo nức muốn vào cuộc chơi thật. Các câu lạc bộ này lúc nào cũng như ngày hội khi sinh viên trực tiếp giao dịch, hoạt động trong một môi trường giống như thật. Có nhiều sàn giao dịch ảo được tổ chức nhưng tính đến nay, lần tổ chức của trường Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM là lớn nhất. Với sự tài trợ của SCB, khoa TTCK của Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM đã tổ chức rất thành công sàn giao dịch chứng khoán ảo tại CLB văn hóa Nguyễn Du, Q.1 ngày 26-11-2006.

Ngô Thị Thanh Tuyền – SV năm 4 khoa kế toán kiểm toán ĐH ngân hàng Tp. HCM.

“Đây là lần đầu mình đi chơi chứng khoán ảo nên cũng chẳng biết gì nhiều. Cảm nhận đầu tiên là tổ chức rất quy mô, hiện đại. Có tổng cộng khoảng 60 computer, 1 sân khấu dựng cao, 1 cái chiên y chang trong công ty chứng khoán thật, 3 cái màn hình to. Lượng người tham dự phải nói là rất hùng hậu, ngồi kín cả khán đài và khoảng 100 em phải đứng vì hết chỗ! Tính sơ sơ cũng trên 2000 người, gấp 2,5 lần kì nên ĐH Mở tổ chức.

Có tổng cộng 12 phiên đấu giá. Nhưng buổi sáng chỉ thực hiện được 3 phiên, vậy thôi mà mình mệt muốn xỉu, vừa phải đứng coi giá lên xuống thế nào, vừa phải chen lấn để đặt lệnh. Vì lí do sức khỏe có hạn nên chỉ kết thúc buổi sáng là mình về ngủ 1 giấc tới chiều để lấy lại sức.

Nói chung là đi 1 buổi mình cũng thu lượm được kha khá kiến thức về chứng khoán như là cách đặt lệnh như thế nào, giá nằm trong khoảng nào, mà mình cũng biết là có ngân hàng cầm cố sẽ cầm cố các cổ phiếu nếu như mình hết tiền mặt, nhiều thứ nữa… Tham gia thì biết nhiều, thấy phức tạp hơn mình nghĩ. Cảm giác trên sàn ảo cũng hồi hộp lắm, thấy mình lớn hơn hẳn, giống như đang chơi thật vậy! Nhưng hầu hết các bạn không nắm bắt hết được thông tin nên chỉ mua bán theo cảm tính là nhiều vì thông tin nhiều quá mà tụi mình chưa đủ sức phân tích, nắm bắt hết. Chung qui là còn trẻ thì nên mạo hiểm một chút. Nếu mình có tiền nhiều thì sẽ chơi thật liền!”

THẬT
Mỗi ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp các bà các chị trên đường cắp giỏ đi chợ tạt ngang qua các sàn giao dịch của các công ty chứng khoán, hào hứng theo dõi thông tin, đặt lệnh, rồi quầy quả đi chợ tiếp! Đối với lớp phụ nữ này, TTCK là nơi họ phải đến mỗi ngày, cũng giống như đi chợ mua thức ăn cho gia đình. Cá biệt có chị đang làm ăn mua bán, thấy chơi chứng khoán hời quá bèn bỏ nghề, sang cửa hàng lại cho người khác, máu đỏ đen không ít!

Các bà các chị rất ham “chơi chứng khoán”, thấy tiền sinh tiền ngay trước mắt nên ai cũng muốn nhảy vào. Vài tháng trở lại đây TTCK sôi động, chỉ số VN-Index lên đến đỉnh 809,86 điểm vào ngày 20-12, sau đó lại xuống dần. Cuối năm, các công ty chuẩn bị quyết toán, chia lợi tức cổ đông xong thì mọi chuyện sẽ bình ổn trở lại, giá cổ phiếu rớt. Các bà các chị lại xôn xao đi bán. Hầu hết các bà các chị chỉ chơi “cò con”, mua thấp bán cao để kiếm lời.

N.N. (người dẫn chương trình) cho biết cô mới tham gia mua chứng khoán theo sự lôi kéo của đối tác làm ăn, không có phân tích kỹ thuật gì cả, chỉ có phỏng đoán và theo lời khuyên. Cô đã bỏ ra 200 triệu mua cổ phiếu của ACB và gần 150 triệu mua cổ phiếu của Eximbank, chỉ trong vòng 1 tháng qua, tiền lời đã vượt qua con số 150 triệu. Cô chỉ đầu tư vào các ngân hàng “cho chắc”.

Đầu tư thật sự thì chỉ có các tay phân tích kỹ thuật nghiêm túc, các nữ đại gia vốn lớn, luôn biết nhìn xu hướng thị trường, điềm tĩnh trước biến động. Như chị TT – giám đốc một công ty kinh doanh đồ nội thất, hiện nay số vốn đầu tư dài hạn của chị trong các ngân hàng và các công ty lớn chiếm hết cả gia tài gần 10 tỷ, lớn hơn số vốn chị đang kinh doanh (chỉ ngót ngét 4 tỷ). Chị cho biết mình có lợi thế về thông tin nên rất tự tin đầu tư. Nhưng con số nhà đầu tư tầm cỡ như vậy hiện nay còn rất ít.

Nguyễn Thị Tuyết Hà – Trợ lý Giám đốc Công ty VASC

“Tôi là một tay ngang, chơi chứng khoán từ khi mới bắt đầu nhộn nhịp. Công việc chiếm rất nhiều thời gian của tôi nhưng chứng khoán là cái gì đó cuốn hút không tả được.

Lúc đầu tiên cha tôi cấp cho tôi một số vốn với ý định để tôi thử sức. Tôi cân nhắc và quyết định phiêu lưu với cổ phiếu. So với những gì đã được học ở nước ngoài, về Việt Nam vẫn còn phải có thêm một khoảng dài nữa để ứng dụng. Chỉ một thời gian ngắn, cổ phiếu của tôi một lời một, bán xong cứ tưởng lời to nhưng không ngờ sau đó nó lại tăng vùn vụt, thật là một bài học cho những người máu me.

Với tôi, đàn ông có những quyết định rất đúng nhưng thường mang tầm xa còn đa số phụ nữ khi dính vào thế giới này họ vẫn thường có những quyết định tầm gần mà nhiều người cho là "dở hơi". Ấy vậy mà có những quyết định dở hơi gây “sốc” đó đã có lãi lớn. Chơi cổ phiếu tay ngang thì phải có kinh nghiệm phán đoán và tìm tòi. Dĩ nhiên may mắn là quan trọng nhưng có tìm hiểu thì bạn sẽ dễ quyết định nên tiến hay nên thoái”.

HTTA, nhân viên một công ty dầu khí nước ngoài cho biết: “Lần đầu tiên tôi mua chứng khoán là từ một ông khách hàng, chắc để làm quà nên rủ rê rồi bán lại cho tôi một ít cổ phiếu ACB. Sau đó thì lời quá nên ham lắm, ba năm rồi, mua được một căn nhà 120m2 hẻm xe hơi đường Nơ Trang Long, gần bệnh viện Ung Bướu. Hồi trước thì liều lắm, đôi lúc ham hơn đi làm ở đây nữa! Bây giờ thì không liều nữa, cẩn thận hơn nên đi học mấy khóa phân tích cho nó “pro” (chuyên nghiệp).

Chị Hà hay chị TA tiêu biểu cho lớp nữ nhân viên văn phòng thời hiện đại. Họ quan tâm tới chứng khoán như một cách kiếm thêm tiền, như một cách tiếp thu nền kinh tế hiện đại, như một mode thời thượng. Khi gặp nhau, sau những câu chào hỏi là “chị đang mua của ai?”

Chứng khoán nghề "hot" 

Nếu ngân hàng là ngành đang nóng sốt trong vòng 5 năm gần đây thì gần 3 năm nay, chứng khoán lại là nghề “hot” nhất. Từ năm 1998 khi trường Đại học Ngân hàng mở khoa Chứng khoán tới nay lượng sinh viên đăng ký vào ngành này không ngừng tăng lên. Lần lượt các trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Tp.HCM cũng mở khoa Chứng khoán… Nhưng hầu như nguồn nhân lực chủ yếu làm nghề môi giới chứng khoán hiện nay là từ trường Đại học Ngân hàng.
Các cô cậu sinh viên khoa Chứng khoán không phải là ưu tú nhất nhưng lại có các tố chất cho ngành nghề này: năng động và liều lĩnh!

Phan Thị Minh Duyên, 22 tuổi, sinh viên khoa TTCK – Đại học Ngân hàng TP.HCM

“Tôi hiểu Chứng khoán là môi trường căng thẳng, bận rộn và nhiều sức ép nhưng rất phù hợp với những ai thích năng động. Phái nữ chơi chứng khoán ư? Tôi nghĩ họ có một giác quan tốt, có một sự nhạy cảm mà nam giới phải dè chừng. Tôi từng thấy có những trường hợp phải quyết định trong tích tắc bán hay giữ lại cổ phiếu vậy mà có nhiều phụ nữ đã thành công, thậm chí còn thành công rất rực rỡ.

Sinh viên khoa Chứng khoán bọn tôi hầu như ai cũng phải cọ xát trong môi trường thực tế. Học và thực nghiệm khác nhau nhiều. Ở trường bọn tôi được học rất kỹ nhưng mọi thứ vẫn là một thị trường không biến động trong khi đó ở sàn thật bạn sẽ thấy nó thay đổi từng giờ. Tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng và đó là điều mà phụ nữ cần phải học ở nam giới, lạnh và bình tĩnh. Nếu sự lo lắng và tâm lý sợ thua làm bạn sợ hãi thì có lẽ bạn sẽ không chơi lâu được.

 Không chỉ trong các công ty chứng khoán mà mở rộng hơn nữa, các chị em còn có thể được thử sức trong các quỹ đầu tư, các công ty quản lý vốn hoặc các bộ phận liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính của các công ty khác ở các công việc tương tự đang ngày càng rộng mở.

Chứng khoán là một ngành rất mới và tôi nghĩ tương lai của nó sẽ rất phát triển. Tôi chơi cổ phiếu vài tháng nay và không đặt chuyện ăn thua làm đầu. Cái tôi đang gặt là kinh nghiệm và những bài học mới. Quan sát, xem xét, phân tích là những tính chất mà tôi đang làm và cũng có chút ít thành công.”

TS. Thân Thị Thu Thủy – trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM

“Hơn 15 năm giảng dạy môn thị trường chứng khoán, tôi thật sự rất thích! Kinh doanh chứng khoán thật sự là một nghề thời thượng. Bản thân tôi đi giảng nhiều nơi, kinh nghiệm chơi cũng khá nhiều nên tôi hiểu TTCK Việt Nam từ những ngày đầu tiên và xu hướng “hot” của nó.

Rất yêu nghề, tôi phải đánh đổi rất nhiều thứ như gia đình, chăm sóc bản thân. Tôi đi giảng suốt, cả tuần nay không nói chuyện được với con gái, không có thời gian phục hồi sức khỏe và sửa sang sắc đẹp. Đôi lúc thấy mọi thứ mình đang có phù du lắm nhưng cuộc sống và công việc nó như thế rồi, mình không ngừng lại được.

Phụ nữ trong ngành nghề này phải thật sự năng động và có nhiều thời gian. Cá nhân tôi đang có trong tay cũng kha khá các loại chứng khoán. Và để giảm stress tôi thích sưu tầm các loại đồ gốm trang trí nội thất mang phong cách Pháp”.

Nghề chứng khoán có hợp với phụ nữ?

 

 Các công ty chứng khoán hiện nay ngoài một số vị trí chủ chốt đã có sẵn, họ có nhu cầu tuyển nữ cho một số vị trí mà nữ chắc chắn làm tốt hơn nam hoặc những vị trí không phân biệt nam hay nữ. Tên gọi những vị trí, phòng ban có thể không giống nhau nhưng bản chất phụ nữ thích hợp nhất với các công việc:

1.Các khóa học dài hạn:
– Khoa TTCK trường ĐH Ngân Hàng Tp.HCM (số 36 Tôn Thất Đạm, Q.1, Tp.HCM)
– Khoa Ngân Hàng, ngành TTCK trường ĐH Kinh tế Tp.HCM
2. Các khóa ngắn hạn:
– Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ CK (92 Nguyễn Công Trứ, P.Thái Bình, Q.1, Tp.HCM – Đt: 8218607)
– Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng (341 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3 – Đt: 9321697)
– Trung tâm đào tạo ứng dụng ABC (23 Xóm Củi, P.11, Q.8, Tp.HCM – Đt: 9514850)
– Trung tâm đào tạo Vietway Edu (640 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, Tp.HCM – Đt: 8337633/8337634 hoặc 2908397/2908398)
www.vietwayedu.com

Kế toán và Giao dịch: Thích hợp vì bản chất của nàng là cẩn thận, tỉ mỉ, dịu dàng, ăn nói và cư xử khéo léo, điềm đạm.

Tư vấn, môi giới: Thích hợp vì nàng năng động, thích tìm tòi, khám phá, chịu khó có nhiều khả năng phân tích và giao tiếp tốt. Nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, gặp gỡ với khách hàng để lấy số liệu, thời gian cho phân tích và giao tiếp gây trở ngại đối với phụ nữ phải chăm sóc gia đình, đôi lúc cần có tửu lượng cao cần thiết trong giao tiếp. Đối với môi giới có giới hạn độ tuổi dưới 30.

 Phân tích:  Đòi hỏi năng lực, trình độ cao trong việc phân tích chuyên sâu, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Thích hợp những phụ nữ độc thân, năng lực giỏi và muốn thể hiện mình vì công việc này đòi hỏi nhiều sự hy sinh về thời gian cho gia đình, bạn bè, bản thân nhưng đôi khi hiệu quả thực tế lại không như kỳ vọng. 
 
Nguyễn Tường Quyên – Nhân viên môi giới SSI

“Tôi học RMIT ra và đi làm Chứng khoán được gần nửa năm. Cuộc sống của tôi có nhiều đảo lộn từ khi tôi lao vào nghề này. Khoảng cách từ thực nghiệm đến thực tế là khá xa. Bạn bảo tôi có yêu nghề? Có, tôi rất yêu. Bạn hỏi tôi có bị nhiều áp lực? Dĩ nhiên, có những đêm tôi về không tài nào ngủ được. Mỗi khi sàn mở là tôi như con thoi, hồi hộp thở, nhìn, ngắm, nhận định. Bạn hỏi về gia đình, người yêu và thời gian dành cho họ? Có chứ nhưng thực tế là mỗi khi lên sàn tôi lại quên hết. Phụ nữ giữa hai rắc rối gia đình và công việc (mà công việc chiếm quá nhiều thời gian) thì tôi chưa xác định rõ được. Tôi còn trẻ, chỉ mới 22, hy vọng thời gian sẽ cho tôi một sự lựa chọn đích xác nhất.”

Đối với người trong ngành nghề

Lợi thế:
– Tận dụng được những ưu điểm của phụ nữ: chịu khó, nhẫn nại, giao tiếp tốt, cẩn thận, có óc phán đoán, suy xét và phân tích tốt…
– Trình độ, năng lực ngày càng được nâng cao
– Xã hội có cái nhìn thoáng hơn đối với phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…).
– Là nghề thời thượng nên có sức cuốn hút đối với phụ nữ trẻ, năng động, cá tính, quyết đoán, thích tìm tòi, khám phá, chứng tỏ mình với xã hội, bạn bè, gia đình.
– Là 1 nghề năng động nên có sức hấp dẫn với giới trẻ muốn tận dụng sức trẻ.
– Thời gian qua, đây là nghề dễ kiếm tiền vì người trong nghề có lợi thế về thông tin hơn (dĩ nhiên các công ty có hạn chế doanh so kinh doanh cá nhân của nhân viên).
– Không hạn chế về mặt xã hội.
 
Hạn chế:
– Đòi hỏi nhiều thời gian, công sức
– Áp lực cao trong công việc và trong việc tự nâng cao trình độ
– Hy sinh nhiều cho công việc tốt sẽ đánh đổi trách nhiệm đối với gia đình, thời gian chăm sóc bản thân và các mối quan hệ khác như bạn bè, bà con…
 
Đối với người chơi tay ngang

 Lợi thế:

– Ưu điểm truyền thống của phụ nữ lại là hạn chế đối với người chơi. Vì cẩn thận và phân tích lựa chọn kỹ, suy tới tính lui nên dễ mất nhiều cơ hội, đôi khi việc kinh doanh có thời cơ, không nắm bắt kịp sẽ bị trôi tuột.

– Đầu tư chuyên nghiệp, phân tích kỹ thuật mất nhiều thời gian và công sức. Đôi khi mất gần cả năm trời để theo dõi, nghiên cứu các loại chỉ số, vẽ biểu đồ cho chỉ một loại cổ phiếu. Việc này làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại, sức khỏe, nhan sắc…
– Đầu tư theo “thích” và “nghe theo” là nhiều, cảm tính can thiệp nhiều trong các quyết định mua bán, khả năng dự báo, phân tích thấp. Dễ gây sốc khi bị thua vì không hiểu nguyên nhân sâu xa. Điều này không tốt cho 1 thị trường chuyên nghiệp và tâm lý chính người chơi.

– Hạn chế đối với phụ nữ lớn tuổi về mặt xã hội khi còn nhiều định kiến “Đàn bà con gái mà đỏ đen, mà chơi chứng khoán” nên nếu có tham gia cũng không dám công khai vì sĩ diện (được không dám nói, thua càng không dám lên tiếng). Thường những người này thiếu quyết đoán, hay hỏi ý kiến gia đình – chồng, người lớn hơn trong gia đình và thường bị phản bác vì không muốn bị rủi ro và không thích phụ nữ lên sàn, nơi thường được nghĩ chỉ là nơi lui tới của các ông.

Hạn chế:
– Đối với những người chơi theo cảm tính lại là lợi thế vì họ không phải suy nghĩ đắn đo nhiều, ra quyết định nhanh chóng, nếu thắng lại là thắng lớn.

– Đối với các bà nội trợ có nhiều thời gian, hay “lê la buôn chuyện” dễ có nhiều thông tin hơn (điều này cũng có tính hai mặt).
 


From the same category