Phụ nữ sao phải gồng mình đón nhận những đau thương?

Khi yêu, cô gái nào cũng được lộng lẫy kiêu sa. Những chiếc váy đẹp, khuôn mặt rạng ngời, sự gắn kết trong tình yêu luôn là động lực để nhanh chóng ra quyết định trong việc xây dựng một tổ ấm nhỏ.

bao-luc-gia-dinh-6
Hôn nhân dường như là cái kết viên mãn mà cặp đôi nào cũng ao ước

Thế nhưng, hôn nhân gia đình như là 1 bến bờ khác. Không còn những buổi hẹn hò, những buổi xem phim cùng nhau, cũng không còn những món quà bất ngờ được mang đến từ một anh chàng shiper nào đó.  Rất nhanh, những điều đó tựa hồ biến mất như nó cần phải thế. Bước vào ngưỡng cửa gia đình, người phụ nữ bị mất đi tự do, mất đi quyền tự quyết của chính bản thân. Phải dè chừng lời ăn tiếng nói để tránh những sóng gió gia đình bất chợt, không đủ thời gian (hay dũng cảm) để đi những nơi mình muốn. Những hành động bạo lực gia đình (BLGĐ), giống như đỉnh điểm của xung đột khi ta không đủ kiên nhẫn để giải quyết mâu thuẫn bằng tình thương và lời nói…

Khi kiên nhẫn và tình thương không còn đủ nhiều, những trận cãi vã hay bạo lực là thứ duy nhất còn lại...
Khi kiên nhẫn và tình thương không còn đủ nhiều, những trận cãi vã hay bạo lực là thứ duy nhất còn lại…

Theo Vụ Gia đình- Bộ văn hoá, Thể thao và du lịch sau 9 năm áp dụng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tình trạng này vẫn tồn tại và còn tăng cao qua từng năm. Trong tổng số 157.59 vụ BLGĐ được phát hiện từ năm 2011-2015 cho thấy nạn nhân là phụ nữ (từ 16-59) chiếm tới 117.206 trường hợp (74,24%). 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết cuộc đời họ đã từng trải qua 1 (hoặc nhiều hơn 1) trong 3 loại bạo lực gồm: Thể xác, tình dục, tinh thần. Những năm gần đây trung bình mỗi ngày có 64 phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ.

Mức độ của BLGĐ cũng mang nhiều sắc thái khác nhau. Nhẹ thì mắng chửi, nặng thì bị đánh đập, có thể mang theo những vết thương thể xác hay bất hạnh hơn là tử vong.  Vết thương nào cũng có thể lành, nhưng những nỗi đau không thể nhìn thấy mới chính là nỗi đau đáng sợ nhất. Nó âm thầm phá hủy mối dây gắn kết giữa hai người, khiến tinh thần trở nên kiệt quệ và cuộc sống gia đình ngày nào không còn vui như đã từng mơ ước.

Vì sự nhẫn nhịn sai lầm, nhiều người phụ nữ chấp nhận trở thành người bị động trong cuộc hôn nhân đó, để đổi lại sự yên bình mơ hồ cho bản thân, để mãi giữ vỏ bọc hạnh phúc hào nhoáng bên ngoài.

Phụ nữ thường chấp nhận những bạo lực đến từ người chồng, hy sinh hạnh phúc và sự bình yên của bản thân để đổi lấy lớp vỏ hạnh phúc đầy giả tạo.
Phụ nữ thường chấp nhận những bạo lực đến từ người chồng, hy sinh hạnh phúc và sự bình yên của bản thân để đổi lấy lớp vỏ hạnh phúc đầy giả tạo.

Cuộc sống có quá bất công với người phụ nữ? Không, mỗi người phụ nữ nên  khẳng định là không. Bởi cuộc sống luôn công bằng, mỗi con người là một cá thể riêng biệt, chúng ta có quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc là do chính bản thân ta chọn lựa. Hạnh phúc đích thực tồn tại ở những khoảnh khắc ta được sống, được trải lòng, được là chính mình chứ không theo khuôn khổ của một ai sắp đặt. Đừng mong chờ bất kỳ ai đem đến cho ta một cuộc sống ta cho là xứng đáng, ngoại trừ trông chờ vào chính mình.  Vậy cớ gì ta phải âm thầm chịu đựng những cảm xúc tiêu cực?

Sống vì chính bản thân và những người yêu thương chúng ta, chính là cuộc sống đáng tự hào nhất
Sống vì chính bản thân và những người yêu thương chúng ta, chính là cuộc sống đáng tự hào nhất

Cuộc sống ngắn lắm, thanh xuân cũng trôi qua vội vã như những cơn mưa rào. Hãy cứ đứng thắng lưng, làm những điều mình thích, mua món đồ mình muốn, đặt chân tới những nơi mình khao khát khám phá, và sống theo đúng những gì mình mong muốn để luôn giữ nụ cười trên môi.


From the same category