Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: sciencedaily.com)
Trang web Bio Bio Chile dẫn lời chuyên gia người Chile Alejandro Tocigl, một trong những người tham gia dự án khoa học này, cho biết trong giai đoạn đầu tiên, nhóm tác giả đang tập trung vào nghiên cứu ung thư dạ dày. Theo đó, dụng cụ sẽ tìm kiếm các phân tử bị biến đổi nằm trong máu và qua một “phần mềm,” so sánh kết quả thu được với các chỉ số liên quan tới từng dạng ung thư cụ thể đã cài sẵn.
Ông Tocigl khẳng định: “Mỗi một loại ung thư có một dấu chứng số phân tử microRNA duy nhất” và bằng việc xem xét loại phân tử này “ta có thể biết bộ phần nào trong cơ thể bị ung thư.”
Nhà khoa học này cũng tiết lộ cơ chế hoạt động của dụng cụ mới này là chia các mẫu phân tử microRNA trong máu của bệnh nhân vào một bảng vi mạch có chứa các hợp chất hóa học khác nhau và qua phản ứng với microRNA sẽ xác định được chỉ số ung thư.
Dự kiến dụng cụ phát hiện nhanh ung thư này sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2018. Chuyên gia Tocigl khẳng định sẽ kinh tế và tiện lợi hơn rất nhiều so với các biện pháp phát hiện hiện tại.
Công trình nghiên cứu trên có sự tham gia của các kỹ sư điện tử, các nhà hóa sinh, sinh học phân tử, kỹ sư y tế và các nhà toán học đang công tác tại Viện Quốc gia Mexico, Viện Y tế quốc gia Mỹ, Đại học Thiên chúa giáo Chile và hai bệnh viện tại Latvia và Litva.
Theo VietnamPlus
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: sciencedaily.com)
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đang phát triển một dụng cụ phát hiện nhanh ung thư chỉ bằng một mẫu máu, được chờ đợi sẽ tạo ra một cuộc “cách mạng” trong ngành y khoa với sự tiện lợi và giá thành kinh tế mà nó mang lại.
Trang web Bio Bio Chile dẫn lời chuyên gia người Chile Alejandro Tocigl, một trong những người tham gia dự án khoa học này, cho biết trong giai đoạn đầu tiên, nhóm tác giả đang tập trung vào nghiên cứu ung thư dạ dày. Theo đó, dụng cụ sẽ tìm kiếm các phân tử bị biến đổi nằm trong máu và qua một “phần mềm,” so sánh kết quả thu được với các chỉ số liên quan tới từng dạng ung thư cụ thể đã cài sẵn.
Ông Tocigl khẳng định: “Mỗi một loại ung thư có một dấu chứng số phân tử microRNA duy nhất” và bằng việc xem xét loại phân tử này “ta có thể biết bộ phần nào trong cơ thể bị ung thư.”
Nhà khoa học này cũng tiết lộ cơ chế hoạt động của dụng cụ mới này là chia các mẫu phân tử microRNA trong máu của bệnh nhân vào một bảng vi mạch có chứa các hợp chất hóa học khác nhau và qua phản ứng với microRNA sẽ xác định được chỉ số ung thư.
Dự kiến dụng cụ phát hiện nhanh ung thư này sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2018. Chuyên gia Tocigl khẳng định sẽ kinh tế và tiện lợi hơn rất nhiều so với các biện pháp phát hiện hiện tại.
Công trình nghiên cứu trên có sự tham gia của các kỹ sư điện tử, các nhà hóa sinh, sinh học phân tử, kỹ sư y tế và các nhà toán học đang công tác tại Viện Quốc gia Mexico, Viện Y tế quốc gia Mỹ, Đại học Thiên chúa giáo Chile và hai bệnh viện tại Latvia và Litva.