Nhóm nghiên cứu Viện Gen Singapore (GIS) thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu, cho biết gen người thường có một cặp, vì thế về mặt lý thuyết một người có thể có tới 32 gen có hại liên quan đến bệnh phong.
Với những người có từ 20 gen trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh phong nhiều gấp 8 lần so với người có dưới 12 gen. Những người mắc bệnh phong có thể không biết tình trạng của mình do triệu chứng bệnh thường chỉ xuất hiện 5-20 năm sau khi mắc.
Chăm sóc bệnh nhân phong. (Ảnh : Hữu Oai/TTXVN)
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện mới có thể giúp chẩn đoán tốt hơn nguy cơ mắc bệnh phong, cũng như giúp định hướng các nhà hoạch định chính sách y tế công trong việc đưa ra biện pháp phòng ngừa tốt hơn cho những nhân viên y tế có sự tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân phong.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể được sử dụng để phát triển thành một xét nghiệm gen giúp sàng lọc người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Giáo sư Liu Jianjun, Phó Giám đốc GIS đồng thời là một tác giả của công trình nghiên cứu này, cho biết bệnh phong được biết tới từ thời trung cổ song đến nay nó vẫn là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, với hơn 200.000 bệnh nhân mới trên toàn thế giới mỗi năm, khiến 2 đến 3 triệu người tàn tật vĩnh viễn.
Theo giáo sư Liu Jianjun, việc phát hiện các biến thể gen tác động đến nguy cơ phát triển bệnh phong sẽ giúp các nhà khoa học có thể chẩn đoán, điều trị và có chiến lược phòng ngừa tốt hơn.
PV
Thực hiện: depweb