Phan Đăng Di: Charlie ư? Nhũn nhặn mà ngoan cố!

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Phan Đăng Di, cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong giới làm phim vài năm gần đây khi lần lượt “Khi tôi 20” được LHP Venice chọn, “Bi, đừng sợ!” đoạt giải tại LHP Cannes và dăm bảy LHP khác trên thế giới. Anh chơi khá thân với Charlie Nguyễn. Từ cái thuở run lên khi xem “Dòng máu anh hùng” đến giờ, họ đã có nhiều lần ngồi cùng chiếu với nhau (chiếu ở đây là theo nghĩa đen: Chiếu nhậu!). Đã thề là không thích nói về người khác và nếu nói cũng sẽ chỉ làm “ông Thiện”, thế nhưng Phan Đăng Di vẫn không giấu nổi cái cười mỉm đầy hài hước khi nhắc đến ông anh Charlie Nguyễn…


“Dòng máu anh hùng” làm tôi nghẹt thở

Dễ dàng nhận thấy mấy năm gần đây, dòng phim giải trí ở VN đã có bài bản và công thức rõ rệt, chứ không “hồn nhiên” theo kiểu có gì dùng được đều mang ra tất như trước đây. Cách thức làm phim cũng chia nhỏ ra từng công đoạn với chuyên môn của từng người, trong đó uy quyền lớn nhất  nằm trong tay của nhà đầu tư – sản xuất. Đây cũng là mô hình thông dụng của nền công nghiệp phim giải trí thế giới, đặc biệt là Hollywood. Nó khá an toàn trước hết vì đặt tiêu chí thỏa mãn khán giả lên hàng đầu và khống chế được đạo diễn –  con ngựa bất kham nhất trong cỗ máy sáng tạo luôn có xu hướng lái phim theo ý thích của mình mà quên đi hậu quả nặng nề của nó là không gặp được khán giả.

Xem một vài phim giải trí năm vừa rồi, cái đọng lại trong tôi nhiều khi lại chính là nụ cười đồng lõa giữa sản xuất và đạo diễn. Có vẻ như họ rất biết mình biết người và biết nhịn nhau để nhìn về phòng vé, theo kiểu hai con dê cùng đi qua một cái cầu nhưng rồi vẫn biết né nhau để sang được bờ cỏ xanh bên kia. Nhưng nếu là để thích thì tôi vẫn thích những phim giải trí mà trong đó đạo diễn phải có vị thế để tạo mùi áp đảo, như Châu Tinh Trì chẳng hạn. Sự nhí nhố, điên rồ, hoang tưởng tự cao tự đại của ông ta thấm đẫm khắp trong các phim ông ta làm. Nhưng đó mới là cái chất làm cho mình cười thì cười đau ruột, ghê thì ghê nổi da gà. Ông ta có được quyền năng đó trước hết vì ông ta khống chế bộ phim từ đầu đến cuối. Thay vì đón ý khán giả, ông ta lại áp đặt họ, làm cho họ há hốc trước bao nhiêu tưởng tượng bất ngờ của mình, khiến họ bị mê mẩn và bị chinh phục dễ dàng. Nhưng “đam mê” và “bất ngờ”  lại  là hai thứ rất thiếu trong những phim giải trí của ta gần đây.

Dòng máu anh hùng thì khác. Tôi chỉ xem phim này một lần duy nhất và ngay lúc đó tôi có cảm giác bị nghẹt thở. Đúng ra chuyện phim không có gì đặc sắc cả, thậm chí hơi khuôn mẫu và đơn giản. Nhưng từng hình từng cảnh, rồi diễn viên, cho đến âm thanh, âm nhạc, phục trang, đạo cụ khi hiện ra trong phim này nó tạo được một không khí xao xuyến kì lạ. Nó như thể là sự cộng hưởng thành công của một bên là tình yêu nghề, sự cả tin và phiêu lưu nữa của những người làm phim cho đứa con đầu lòng mà họ rất yêu và bên kia là khát khao của khán giả Việt (trong đó có tôi) muốn có một phim hành động nói tiếng Việt, quay ở Việt Nam, do người Việt làm và làm một cách xứng đáng. Thì “Dòng máu anh hùng” đúng là một phim làm được điều đó. Mãi sau này tôi mới hiểu cảm giác hơi nghẹt thở của mình khi xem phim là xuất phát từ đó.

Mong một kịch bản làm Charlie “say nắng”

Thường thì các nhà làm phim Việt từ hải ngoại trở về hay khiến tôi hình dung điện ảnh nước mình cũng như một gia đình ở quê, một hôm có mấy đứa con đi học ở xa về, gì thì gì trước mắt họ sẽ có nhiều thứ làm cho gia đình, xóm giềng tò mò ngạc nhiên. Nhưng từ những ngạc nhiên ấy cho đến chuyện thay đổi diện mạo của làng quê lại là chuyện khác. Muốn thế, trước hết chắc là phải có cuộc họp với các cụ và đại diện đoàn thể của làng chăng?

Xem “Dòng máu anh hùng”, tôi nghĩ chắc Charlie Nguyễn phải được mọi người yêu và chiều lắm, vì thấy ai cũng theo anh ấy hết lòng, trong khi cái phim rõ ràng là của anh ấy. Tới khi gặp Charlie rồi, thì quả đúng như phỏng đoán, anh ấy có cái nhũn nhặn nhẹ nhàng rất đạo diễn, nghĩa là không cáu giận với ai nhưng sẽ ngoan cố đạt được mục đích. Tôi dễ “bắt bài” được chuyện này vì “chiêu” đó tôi cũng hay dùng. Ngoài ra tôi thấy khuôn mặt anh ấy cũng rất “cine”, rất hợp với các vai võ tướng trong các phim cổ trang.

Charlie Nguyễn từng nói anh ấy muốn làm phim nghệ thuật, nhưng rồi lại đi theo dòng phim giải trí và thực sự thành danh với nó. Còn tôi thì vừa muốn anh đi cùng đường với mình, lại vừa không. Muốn, là để anh ấy biết rõ cảm giác khi nhìn vào một cái rạp chiếu những phim được gọi là nghệ thuật có những lúc nó vẳng vẻ, yên tĩnh thế nào. Không, vì tôi nghĩ thực ra phim gì thì cũng thế thôi, nghệ thuật hay giải trí thì vài năm rồi cũng bị quên lãng cả, nhất là trong thời đại này, khán giả đã có nhiều lựa chọn, lại còn chẳng kiên nhẫn. Ngay cả phim kinh điển của các bậc thầy mất bao tâm huyết để làm giờ mấy người biết, hoạ có là sinh viên mấy trường điện ảnh vì phải học và mấy nhà nghiên cứu vì công việc của họ phải thế. Cho nên ta cứ sống với hiện tại thôi!

Dĩ nhiên, nếu có một điều cần mong mỏi cho Charlie, thì tôi mong anh ấy sẽ tìm được một kịch bản làm anh ấy bị say nắng. Lúc đó, chắc anh ấy sẽ cần sự quyết liệt đến cùng để đấu tranh cho tình yêu của mình, kể cả việc từ chối cười đồng loã với nhà sản xuất…

Nguyễn Lê (thực hiện)

From the same category